Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnKhông thể xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật!

Không thể xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật!

Có một câu hỏi trở đi trở lại: Vì sao Bắc Kinh phớt lờ sự lên án của các nước trong khu vực và trên thế giới, liên tục có các hành động khiêu khích vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự, bồi đắp các thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam? Câu trả lời bao trùm là, Trung Quốc hướng tới mục tiêu lâu dài là chiếm trọn Biển Đông.

Trung quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” để dễ bề thao túng, bắt các nước khác phải phụ thuộc bởi vì Biển Đông có vị trí trọng yếu. Đây là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất đối với kinh tế Trung Quốc. Đây cũng là nơi có giá trị tài nguyên rất lớn, nhất là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Không thể phủ nhận việc khai thác và xuất khẩu dầu khí giúp cho kinh Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei… cất cánh. Ở Việt Nam thời kỳ cao nhất ngành dầu khí đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 30%. 

Hầu hết các quốc gia có tranh chấp đều tuyên bố chủ quyền và tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí chủ yếu dọc theo bờ biển của mình. Trong khi đó Bắc Kinh tiến hành thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại quá xa bờ biển Trung Quốc. Vì vi phậm luật pháp quốc tế cho nên Trung quốc là đối tượng thường xuyên gây căng thẳng, nói rõ hơn là đối tượng tác chiến của quân đội các nước trong khu vực.

Mới chỉ có các hoạt động thăm dò những Trung Quốc đã nghĩ ra đủ mưu kế để can thiệp, ngăn cản các hoạt động khai thác của Việt Nam và các nước khác. Gần đây nhất là điểm nóng Tư Chính mà Trung Quốc dựng đứng lên là bãi Vạn An của nước này. Lần này thì Hà Nội ra cứng rắn hơn. Họ đã hạ đặt chân đế giàn khoan nặng kỷ lục 14. 000 tấn ngay trước mũi Trung Quốc (cách bãi Tư Chính khoáng 80 km), khiến cho “ông láng giềng tốt” nóng mặt!

Thái độ phản ứng của Trung Quốc là, tiếp tục đưa tàu Hải Dương địa chát 8 và các tàu cảnh lượn lờ, khiêu khích. Bắc Kinh đưa các điều khoản phi lý ngăn cấm sự hiện diện của “các nước bên ngoài khu vực” trong khu vực “đường lưỡi bò” của họ. Hành động xua đuổi, tạo áp lực lên các công ty nước ngoài thuộc các quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng hợp tác cùng khai thác với các nước trong khu vực thể hiện rõ mưu đồ Trung Quốc không ăn được thì đạp đổ, vừa muốn chiếm tài nguyên và gây áp lực về chính trị.

Để lấp liếm hành động xâm lược của mình, Trung Quốc nêu lên một khái niệm lạ hoắc “vùng Vịnh thứ hai” ở Biển Đông. Theo ông Mikkal E. Herberg, giám đốc nghiên cứu của chương trình an ninh năng lượng thuộc Cục Nghiên cứu năng lượng quốc gia Mỹ (NBR), lượng dầu khí ở Biển Đông không nhiều tới mức có thể thay đổi “sự phụ thuộc đáng kể của châu Á vào dầu khí nhập khẩu từ bên ngoài khu vực”.

Cái mà Trung Quốc thèm muốn là làm chủ tuyến hàng hải huyết mạch cho việc nhập khẩu dầu khí. Theo tính toán của các nhà khoa học, Biển Đông là tuyến đường của 1/3 tổng số các lô hàng vận chuyển đường biển toàn cầu. Đồng thời, Biển Đông cũng là tuyến hàng hải huyết mạch của Trung Quốc về kinh tế. Eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã Lai (Malaysia) và đảo Sumatra (Indonesia) được coi là huyết mạch của huyết mạch. Eo biển này là tuyến đường nối các đợt chuyển hàng và dầu mỏ từ Trung Đông sang Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.

Trước sự kiện xảy ra ở Bãi Tư Chính kéo dài đã ba tháng nay, Hà Nội đã thể hiện những nỗ lực, sáng kiến ngoại giao đáng kể. Cùng với việc hoạt động tích cực tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM-52) ở Bangkok, Hà Nội đã tranh thủ tổ chức các buổi tiếp Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Tại các cuộc gặp bên lề này Hà Nội đã tìm được tiếng nói ủng hộ của các quốc gia trong khu vực. Việt Nam, Úc, Malaysia đều nhất trí thúc đẩy hợp tác, đề cao tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Cũng trong thời gian này, ngoài Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng về tình hình Biển Đông và nhấn mạnh vai trò của UNCLOS. 

Qua các sự kiện ngoại giao dày đặc, tại hội nghị cũng như các tiếp xúc song phương đã thông qua nội dung và các tuyên bố chung, là sự hiện diện của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Việt Nam hành động dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Công ước này cũng đóng vai trò quan trọng cho việc cam kết thực hiện Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) cũng như đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Một sự kiện đáng chú ý là, ba cường quốc Anh, Pháp và Đức đã ra một tuyên bố chung riêng biệt với EU đề cập tới UNCLOS. Đi sau nhưng có vai trò quan trọng, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng có lập luận tương tự.

Về vấn đề hợp tác khai thác dầu khí vì Việt Nam cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trong khu vực.Tại cuộc họp báo chung trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Mahathir, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam và Malaysia nhất trí ủng hộ Tập đoàn Petronas Oil and Gas của Malaysia và Petro Vietnam mở rộng hợp tác khai thác, sản xuất và cung cấp dầu khí. Từ năm 1991 Petro Vietnam và Petronas Malaysia đã hợp tác thăm dò dầu khí, cùng các dịch vụ khác. Hiện tại hai nước đang cùng thực hiện 10 dự án chung.

Tổng giám đốc Tập đoàn SOCO International (Vương quốc Anh) Ed Story cũng đã tích cực triển khai tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam trong thời gian qua.  Tính chung, SOCO đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào lĩnh vực dầu khí Việt Nam trong 19 năm qua.

Những thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam là câu trả lời xác đáng cho những hành động cản phá của Trung Quốc. Sự thật ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực là sự thật lịch sử. Lãnh thổ, lãnh hải Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Một quốc gia nào đó vì lợi ích lớn trên Biển Đông mà bất chấp lẽ phải, pháp luật quốc tế, dù dùng đủ mưu ma chước quỷ, trước sau cũng sẽ thất bại.

RELATED ARTICLES

Tin mới