Friday, January 10, 2025
Trang chủĐàm luậnChiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông đã khai cuộc

Chiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông đã khai cuộc

Khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang có dấu hiệu giảm nhiệt thì một sự kiện nóng trên Biển Đông khiến nhà cầm quyền Trung Quốc tức tối: Chiến dịch tự do hàng hải ở biển Đông đã khai cuộc hôm 13/9.Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết chiến dịch này nhằm cảnh cáo và thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông.

Tin của HãngReuters cho hay, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer đã áp sát quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Lập tức Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố họ đã cảnh báo tàu chiến Mỹ, điều tàu quân sự và máy bay ra xua đuổi.

Trước đó, hôm 28/8, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer di chuyển trong phạm vi 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.Sự xuất hiện của tàu khu trục Mỹ diễn ra chỉ sau khi Washington tuyên bố mạnh mẽ, cáo buộc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng thực hiện các “chiến thuật bắt nạt” trên biển Đông và “can thiệp mang tính cưỡng ép” đối với các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam.

Không dừng lại ở các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải, quân đội Mỹ còn tiến hành các cuộc tập trận chiếm giữ sân bay và đảo trên biển Đông và biển Hoa Đông trong động thái được cho là nhằm phát đi thông điệp đến Bắc Kinh về sức mạnh quân sự của Washington ở châu Á – Thái Bình Dương. 

Theo báo chí Mỹ, cuộc tập trận hải quân diễn ra trong 10 ngày, bắt đầu ngày 9 và kết thúc ngày 19/9. Các tình huống diễn tập quân sự diễn ra gần Philippines và chung quanh đảo Okinawa của Nhật Bản.Một số đơn vị lính thủy đánh bộ viễn chinh của Mỹ đồn trú tại Okinawa tham gia tập trận. Tuyên bố của quân đội Mỹ không nói rõ hải quân Philippines và Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản có tham gia các cuộc tập trận hay không, nhưng rất có thể Washington đã mời hai đồng minh này đóng vai trò quan sát.

Các nhà phân tích nhận định, cuộc diễn tập đã có kế hoạch từ lâu. Tuy nhiên có những tình huống mới sát thực địa nhằm cảnh báo Bắc Kinh. Lầu Năm Góc tuyên bố quân đội Mỹ có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ xa nhà trong trường hợp cần thiết phải can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc -Việt Nam, Philippines, Malaysia… cũng như các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Ông Adam Ni, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trường ĐH Macquarie (Ốtxtraaylia), cho rằng: “Cuộc diễn tập là lời nhắc nhở rõ ràng cho Trung Quốc về sự vượt trội của sức mạnh quân sự Mỹ, cho dù khoảng cách về năng lực quân sự giữa hai bên đang thu hẹp trong những năm gần đây”. 

Trong bối cảnh tổng thống Philippines Duterte phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế tại LHQ, bắt tay khi thác dầu khí, tại khu vực thuộc chủ quyền kinh tế của nước này, hôm 13/9 Manila thỏa thuận với Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng và các hoạt động an ninh chung vào năm 2020. Tại một cuộc họp quốc phòng song phương diễn ra thủ đô Manila, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết Mỹ và Philippinessẽ cùng nhau giải quyết các thách thức an ninh khu vực như những người bạn, đồng minh và đối tác. Theo trang Bloomberg, Mỹ và Philippines đã lên kế hoạch tiến hành hơn 300 hoạt động hợp tác an ninh trong năm 2020, so với 281 hoạt động trong năm nay. 

Ông Davidson nhấn mạnh: “An ninh quốc gia của chúng ta, trong đó có an ninh kinh tế, đang dựa vào một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở, cũng như một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc”.

Còn Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Cardozo Luna lo ngại: hoạt động tự do hàng hải ở biển Đông gặp rất nhiều rủi ro nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự hóa.

Như vậy, không dừng lại ở các tuyên bố ngoại giao phần lớn mang tính hình thức, công thức, đến hiện tại,trước sự hung hăng thách thức dư luận quốc tế, Mỹ đã có những chuyển biến mạnh mẽ hơn trong các hoạt động quân sự tại thực địa. Với sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí khí tài, các biện pháp trừng phạt Trung Quốc của Washington đang được tiến hành bằng các hành động cụ thể. Đương nhiên những hành động này được các đồng minh và các quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc “bắt nạt” ủng hộ tích cực, nhằm giảm sức nóng của “chảo lửa” Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới