Friday, January 17, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nhận định của giới chuyên gia về cơ chế tham...

Một số nhận định của giới chuyên gia về cơ chế tham vấn biển song phương Malaysia và TQ

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah hôm 12/9 vừa qua, Trung Quốc và Malaysia đã công bố về một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác về vấn đề hàng hải hay nói cách khác là cơ chế tham vấn biển song phương. Mặc dù các thông tin được hai bên đưa ra còn chưa rõ ràng, song giới nghiên cứu khu vực đã có nhiều phân tích về vấn đề này.

Những thông tin ban đầu từ Bộ Ngoại giao Malaysia và TQ

Theo Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah, cơ chế này sẽ được Bộ Ngoại giao của hai nước chỉ đạo thực hiện. Malaysia và Trung Quốc là 2 nước vốn có quan hệ thương mại chặt chẽ và hai bên cũng kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay.

Mặc dù vậy, theo nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán, phía Malaysia khẳng định cơ chế song phương trong kế hoạch không phải là nền tảng để thảo luận về các yêu sách lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông. Malaysia vẫn nhất quán quan điểm cho rằng, thông qua ASEAN mới là con đường duy nhất để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông. Cơ chế này không nên bị đánh đồng thành các cuộc đàm phán song phương về Biển Đông. Tuần trước, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã công bố một khung hướng dẫn mới đối với chính sách đối ngoại của nước này, nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ tiếp tục lập trường không liên kết với các cường quốc và tuyên bố kế hoạch đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác trong thế giới Hồi giáo.

Cụ thể liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, tài liệu khung gồm 80 trang này cho biết, Thủ tướng Mahathir đã đề xuất phi quân sự hóa tuyến đường hàng hải đang có tranh chấp gay gắt này và biến nó thành một khu vực hòa bình hữu nghị và thịnh vượng. Về cơ bản, Biển Đông phải là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở ASEAN, tài liệu khung cho biết. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) khẳng định quyết tâm giữ khu vực trung lập, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài đã được Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký kết vào năm 1971.

Với sức mạnh của Hải quân, Mỹ đã liên tục thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua việc Washington thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này, đi kèm với đó là cam kết giữ cho Biển Đông luôn tự do và rộng mở. Năm 2016, Philippines cũng đã ký kết một cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông với Trung Quốc sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức. Hai nước đã thảo luận về các thỏa thuận thăm dò chung trong vùng biển có tranh chấp mặc dù không có bất kỳ thông tin cụ thể nào được công bố.

Phân tích, khuyến cáo của giới chuyên gia khu vực và quốc tế

Chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ cho biết, cho đến nay, Trung Quốc phản đối hầu hết các yêu sách chủ quyền hàng hải của Malaysia. Bắc Kinh ngang nhiên khẳng định yêu sách phi lý của họ trải dài tới 2.000km từ lục địa, đến cả các vùng biển ở gần Malaysia, Việt Nam và Philippines.

Chuyên gia Joseph Liow Chin Yong tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nhận định, dù Trung Quốc vẫn thường xuyên bác bỏ bất kỳ yêu sách nào của các nước khác có xung đột với lợi ích của họ nhưng cái cách Bắc Kinh đưa ra phản ứng đã có những thay đổi trong những năm qua. Ông Liow lưu ý, dù các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Malaysia về vấn đề Biển Đông ổn định hơn nhiều so với giữa Trung Quốc và các nước khác có liên quan. “Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc đang ngày càng tuần tra xa hơn về phía nam. Họ đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía Đông của Malaysia và thậm trí Petronas [công ty dầu khí quốc gia Malaysia] còn phải bày tỏ quan ngại về hoạt động của tàu Trung Quốc ở khu vực lân cận các giàn khoan ngoài khơi của Petronas”.

Học giả cao cấp thuộc Viện ISEAS ở Singapore và là chuyên gia địa chính trị về Biển Đông Yusof Ishak thì nhận định Trung Quốc từ trước cho đến nay vẫn muốn tranh chấp ở Biển Đông chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận song phương riêng biệt giữa họ và từng bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) vẫn đang được xúc tiến nhưng COC được thiết kế để giảm căng thẳng chứ không phải để giải quyết tranh chấp.

Theo các chuyên gia, cơ chế này thường chủ yếu liên quan đến việc tạo ra sự tiến bộ trong nhận thức, giống như trong cái gọi là “cơ chế tham vấn song phương” của Philippines, trong khi trên thực tế lại “không cho thấy nhiều tiến triển thực sự”. “Cho đến thời điểm này này, COC chủ yếu tập trung vào những tiến triển mang đến những lợi ích về chính trị cho cả Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc không hề nhượng bộ chút nào trong những yêu sách chủ quyền của nước này so với thời điểm ông Duterte nhậm chức và điều tương tự cũng đang xảy ra ở Malaysia trong bối cảnh các tàu Hải cảnh Trung Quốc liên tục có những hành vi đe dọa đến hoạt động khai thác dầu và khí đốt của Malaysia”, ông Poling nhận định. Cùng quan điểm cho rằng, các bên cần phải hướng tới xây dựng COC thực chất và hiệu quả, chuyên gia Liow cảnh báo, nếu cơ chế này không thực sự chạm đến vấn đề cốt lõi hiện nay ở Biển Đông, nó sẽ vẫn chỉ là một cơ chế tham vấn để thảo luận về những vấn đề không phù hợp.

RELATED ARTICLES

Tin mới