Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaViệt Nam đang đơn độc chống lại TQ

Việt Nam đang đơn độc chống lại TQ

Trung Quốc gần đây có nhiều hành động xâm lấn hơn tại Biển Đông. Gần đây nhất, Trung Quốc đưa tàu Hải dương Địa chất 8 (HD 8) tiến vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khác với những lần trước – tàu Trung Quốc không chịu rời khu vực trong vài tháng, lần này tàu HD 8 lại chỉ ở lại có vài tuần. Khi tàu Trung Quốc mới tiến vào vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu tàu rời đi; vài tuần sau, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo rằng tàu Trung Quốc đã dừng mọi hoạt động và đi khỏi vùng biển Việt Nam; tuy nhiên chỉ qua có vài ngày, Trung Quốc lại cho tàu HD 8 đi vào vùng biển Việt Nam, khiến Người Phát ngôn một lần nữa lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam, chỉ trích Trung Quốc. Trong khi Việt Nam đang bận kêu gọi cộng đồng quốc tế thì Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự mới gần quần đảo Hoàng Sa. [1]

Việt Nam đã kêu gọi sự ủng hộ từ Ấn Độ, Mỹ, Nga, Úc và các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhưng dường như phản ứng từ các nước đối với các diễn biến trên Biển Đông là hơi ít và không rõ ràng.

Tài liệu chính sách mới của Malaysia nói rằng “Biển Đông nên là vùng biển của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng chứ không phải của các cuộc đối đầu hay mâu thuẫn. Đây cũng cùng hướng với tinh thần của Khu vực Hòa bình, Tự do, và Trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thực đẩy tầm nhìn này tại ASEAN.” Hơn nữa, tuyên bố chung ngày 27/8 giữa Việt Nam và Malaysia cũng chỉ “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự kiềm chế, không quân sự hóa và tuân theo luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, các quy định theo UNCLOS 1982, tránh các hành động leo thang căng thẳng.” Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói rằng Trung Quốc có thể đưa tuyên bố chủ quyền theo ý mình, miễn là họ cho phép các tàu khác qua lại.[2]

Các thế lực lớn ngoài khu vực như Mỹ cũng chỉ đưa ra các tuyên bố tương tự mà không nói gì hơn. Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell cũng nói rằng “qua các hành động và quân sự hóa bất hợp pháp các đảo nhân tạo trong vùng tranh chấp, Bắc Kinh đã đang và tiếp tục có các hành động cản trợ các nước ASEAN tiếp tận với nguồn dự trữ năng lượng trị giá hơn 2,5 tỉ USD.”

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã phát biểu tại UN rằng Úc sẽ không chọn phe Mỹ hay Trung Quốc tại vấn đề Biển Đông. Úc mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các người và sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải.[3]

Dù quyền lợi của tập đoàn dầu khí Nga tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bị Trung Quốc làm ảnh hưởng nhưng Nga vẫn chưa chính thức lên tiếng. Không chỉ vậy, cả Nga và Trung Quốc đang công khai thể hiện mối quan hệ quân sự chặt chẽ với nhiều diễn biến đáng báo động. Trung Quốc tham gia vào cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn 6 ngày do Nga tổ chức năm thứ hai liên tiếp. Kho tri thức về công nghệ quân sự của Nga kết hợp với tốc độ, năng lực phát triển công nghệ của Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn đối với nhiều nước.[4]

Các nước khác như Ấn Độ, Pháp, Singapore, Maldives, Sri Lanka cũng chỉ nhắc đi nhắc lại, nhấn mạnh vấn đề tự do hàng hải chứ không đề cập gì đến Biển Đông.

Tuy Nhật có nhấn mạnh rằng “Biển Đông là con đường quan trọng kết nối Nhật và nhiều nước khác” và “phản đối bất kì hành động nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông” và Ấn Độ sau đó cũng nói mình có “lợi ích gắn liền với hòa bình, an ninh khu vực,” nhưng cả hai nước vẫn chưa hề có hành động cụ thể để giúp Việt Nam.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. nói rằng dù các nước ASEAN và Trung Quốc có đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) tốt cho đôi bên thì đây cũng là COC của Trung Quốc và ngầm thừa nhận bá quyền của Trung Quốc. [5]

Thêm vào đó, Trung Quốc còn muốn cắt đứt mọi nỗ lực liên kết, đan xen lợi ích của Việt Nam với các nước tại Biển Đông. Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang gây áp lực lên Exxon, công ty dầu mỏ có doanh thu lớn nhất thể giới, ngừng dự án Cá Voi Xanh tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, gọi đó là sự vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Trước đó, năm 2018, PetroVietnam đã yêu cầu công ty Repsol SA của Tây Ban Nha dừng dự án dầu khí ngoài bờ biển phía nam của Việt Nam, gây thiệt hại cho công ty này và đối tác 200 triệu USD. Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Singapore S. Rajaratnam, nhận định rằng “nếu Exxon đi thì đây sẽ là đòn giáng lớn đối với Việt Nam bởi vì vụ việc này nối tiếp trường hợp của Repsol có thể sẽ tạo ra hiệu ứng đợt sóng trong ngành năng lượng quốc tế” khá bất lợi cho Việt Nam.[6]

Rajeswari Rajagopalan, nguyên Phó giám đốc Ban Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ và Chủ nhiệm Sáng kiến Chính sách Vũ trụ và Hạt Nhân của Observer Research Foundation (ORF) tại Ấn Độ, cũng nói rằng “có vẻ Việt Nam sẽ không thể có được sự ủng hộ nào mạnh mẽ hơn từ các đối tác trong và ngoài khu vực. Việt Nam cũng không thể tự chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh dường như đã tính đúng và không cần phải sợ bất kì nỗ lực phản kháng nghiêm túc tập thể nào [7] .


[1] The Diplomat, 26/9.

[2] Free Malaysia Today, 26/9.

[3] 7 News, 25/9.

[4] Nikkei Asian Review, 25/9.

[5] Phil Star, 25/9.

[6] Yahoo Finance, 23/9.

[7] The Diplomat, 26/9 (Như 1).

RELATED ARTICLES

Tin mới