Friday, November 15, 2024
Trang chủĐàm luậnTình hình Biển Đông vượt ra ngoài phạm vi tranh chấp giữa...

Tình hình Biển Đông vượt ra ngoài phạm vi tranh chấp giữa một số quốc gia

Hôm 28/9 Trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) ở thành phố New York, Mỹ, ông Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã có thái độ thật khó hiểu. Trong bài phát biểu kéo dài 15 phút ông toàn nói chung chung, không nói gì tới Trung Quốc và vấn đề nóng rực ở bãi Tư Chính của nước này.

Không nhắc gì đến Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Minh khéo léo dùng cụm từ “các bên liên quan” và “các quốc gia liên quan”. Ông này “bắn chỉ thiên”: “Chúng tôi kêu gọi những bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem là Hiến pháp đối với các đại dương”. Và: “Các quốc gia liên quan cần tự kiềm chế và tránh các hành động đơn phương vốn có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng trên biển, đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”.

Rõ ràng bài phát biểu của ông Ngoại trưởng Việt Nam tại kỳ họp 74 của UNGA đã khiến bao người thất vọng. Ngay cả các nước có thiện chí với Việt Nam cũng không muốn “bênh” vì thái độ chờn vờn, né tránh của người đại diện bộ máy cầm quyền Hà Nội.

Bài phát biểu khác hẳn so với bài phát biểu ở Bangkok, tại Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 52. Ông Phạm Bình Minh khi đó đã có phát biểu rất thẳng thắn về sự quấy rối của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính. Phải chăng tình hình và chủ trương của Hà Nội đã thay đổi?

Những ai quan tâm đến tình hình biển Đông đang bị Trung Quốc âm mưu thôn tính đều chờ ở ông Minh một thái độ thẳng thắn, phải mạnh mẽ lên án Trung Quốc. Rằng hành động quấy phá của Bắc Kinh tại Bãi Chính là hành động xâm lược, vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam. Ông Minh cũng cần có lời khẩn thiết đề nghị các quốc gia lên tiếng ủng hộ công lý, giúp đỡ Việt Nam về mọi mặt. Nhưng không, ông chỉ nói đến các “bên có liên quan”. Nói như thế là kiểu đánh bùn sang ao, chả khác nào bảo Trung Quốc vô can trong chuyện này.

Tuy nhiên có những ý kiến ở Việt Nam bình luận:   Ông Bộ trưởng ngoại giao của họ “không được nói theo ý mình”, nhất là đang trong lúc Trung Quốc kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh. Những ý kiến khác sẽ là làm trái đường lối, chủ trương của Đảng và bọi coi là “tự diễn biến”.

Hơn nữa hiện nay chính phủ Việt Nam đang có những nước cờ sẵn sàng dồn Trung Quốc vào thế bí, bởi không thể dùng sức mạnh quân sự để đối đầu với nước này.

Mọi quan điểm khác với nghi quyết được bảo lưu song không được phát ngôn trái với nghị quyết, và phải nghiêm chỉnh thực hiên nghị quyết của Đảng.

Có đúng là ông Minh tránh né? Phân tích dưới góc độ luật pháp và bối cảnh quốc tế hiện nay, có thể thấy, UNGA và Hội đồng Bảo an là hai cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Các quốc gia thành viên thường đặt các câu hỏi về hòa bình và an ninh quốc tế với UNGA. Bởi vì tính hiệu quả của Hội đồng Bảo an thường bị cản trở bởi một quyền phủ quyết từ một trong năm thành viên thường trực, trong đó có Trung Quốc.

Khi Nghị quyết được UNGA thông qua nó có thể mang lại những hệ quả chính trị và pháp lý nhất định. Khi đó nhiều quốc gia hy vọng có thể giúp họ giải quyết xung đột. Nghị quyết của UNGA có thể ảnh hưởng đến các quốc gia thành viên về mặt chính trị và do đó ảnh hưởng đến các lựa chọn chính sách đối ngoại.

Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể đưa vấn đề Biển Đông ra trước UNGA. Với thực tế là Biển Đông bao gồm các vùng biển quốc tế, có tầm quan trọng đối với hệ thống thương mại hàng hải toàn cầu. Lập luận của Việt Nam sẽ thuyết phục, bởi tình hình ở Biển Đông vượt ra ngoài phạm vi tranh chấp giữa một số quốc gia hoặc thậm chí là xung đột khu vực, cho nên được coi là một vấn đề của hòa bình và an ninh quốc tế.

Hiện tại Hà Nội đang gặp những trở ngại lớn khi thực hiện các bước đi táo bạo. Trở ngại đó bao gồm sự hỗ trợ rát ít của các cường quốc như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức. Hiện vẫn còn một số các quốc gia từng ủng hộ vị thế của Trung Quốc trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông năm nay không thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế so với năm 2014, khi Bắc Kinh mang giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam.

Bởi thế khả năng thành công sẽ không cao khi Việt Nam đưa vấn đề Trung Quốc ra Liên Hợp quốc. Dẫu sau đây vẫn là một lựa chọn để Việt Nam tính toán.

RELATED ARTICLES

Tin mới