Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông, Việt Nam không đơn độc

Biển Đông, Việt Nam không đơn độc

Tình hình tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam trên biển Đông đến nay vẫn tiếp tục căng thẳng. Đã hơn ba tháng trôi qua, dường như Việt Nam càng nhân nhượng, Trung quốc càng lấn tới, theo như cách nói của Cụ Hồ Chí Minh. Vấn đề là phải có quyết sách nào phù hợp, như lời gợi ý của Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị Trung ương 11 vừa rồi?

Rõ ràng Trung Quốc đã rất sai khi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, nhưng họ vẫn một mực cho rằng mình đúng. Thậm chí còn yêu cầu Việt Nam không được “khiêu khích” Trung Quốc, như lời ông Cảnh Sảng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Báo chí Trung quốc cũng không ngớt đưa tin, bình luận sai sự thật về tình hình bãi Tư Chính nói riêng, biển Đông nói chung.

Tại thực địa, tàu HD 8 cùng các tàu hải cảnh tiếp tục chuyển dịch vị trí xuống phía Nam, cụ thể là đã rất gần bờ biển các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Hành động ngang ngược, giẫm chân lên luật pháp quốc tế của giới cầm quyền Bắc Kinh khiến cho nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới hết sức phẫn nộ. Thậm chí tại một cuộc tọa đàm mới đây của các nhà khoa học, nhà quân sự, các nhân sĩ trí thức của Việt Nam, nhiều diễn giả lên tiếng: Phải mau đứng lên cứu biển, tức là cứu nước, bởi mất Tư Chính là mất tất cả các đảo, mất biển Đông vào tay quân xâm lược.

Căm thù đến độ rồi! Sự sốt ruột chính đáng cũng đến độ rồi! Nhưng quan trọng nhất là phải làm gì và làm như thế nào? Bởi đánh nhau với một gã hàng xóm giàu có, đông con, lại côn đồ là dễ chuốc lấy phần thua.

Nhiều ý kiến các nhà quân sự, ngoại giao cho rằng, lúc này Hà Nội cần tỏ rõ thái độ, phải lên tiếng mạnh mẽ hơn về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Hãy lên tiếng để thế giới biết, nhân dân Trung Quốc biết. Gần đây báo chí Việt Nam cũng đã nói đến sự kiện bãi Tư Chính với một thái độ khách quan, thẳng thắn. Nhưng vẫn chỉ là “báo bé”, còn các báo lề phải, báo “đàn anh” vẫn giữ thái độ im lặng, chắc là sợ ảnh hưởng đến “đại cục”. Việt Nam còn dè dặt, úp úp mở mở như thế, thì làm sao các nước lại hăng hái lên tiếng đấu tố kẻ xâm lược Trung Quốc.

Về ngoại giao, trước các diễn đàn quốc tế lẽ ra phải nói hết sự thật, công khai lên án Trung Quốc, nhưng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn như nói trong cổ họng nỗi ấm ức của mình. Dẫn chứng như hôm 28/9 vừa qua, ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh diễn thuyết như người mắc nghẹn tại Hội đồng bảo an LHQ. Ông gọi Trung Quốc là “các bên liên quan”. Cái kiểu “ném cát bụi tre” như thế chỉ tổ khiến cho Bắc Kinh cười ruồi mà thôi.

Bây giờ nhiều ý kiến đề nghị phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, hoặc ra Hội đồng bảo an LHQ. Đúng là như thế. Nhưng Hà Nội vẫn đang cân nhắc về tính hiệu quả. Kiện, tốn kém một tý, mất thể diện với ông bạn “bốn tốt” một tý, cũng chả sao. Nhưng liệu rồi có đem đến hiệu quả tích cực, hay lại bị Trung Quốc ném phán quyết của Tòa vào sọt rác, giống như trường hợp thắng kiện của Philippines năm 2016.

Cứ lần chần như thế cho nên tình hình bãi Tư Chính tiếp tục nóng như chảo lửa. Chả hiểu hội nghị Trung ương của Việt Nam “phân tích, dự báo” thế nào, giải pháp ra sao. Sao không công bố cho toàn dân được biết?

Có ý kiến cho rằng, già đòn non nhẽ, với ông “Hảo lớ” này cứ phải “nện” thôi,như các thế hệ cha ông đã từng đánh cho Liễu Thăng cụt đầu, cho Thoát Hoan phải chui vào ống đồng. Phải đánh như năm 1979 Việt Nam đã từng dạy cho Trung Quốc một bài học (chứ không phải là Trung Quốc “dạy”).

Nhưng “nện” là cách cuối cùng. Việt Nam có thể thắng trong điều kiện không thể thắng như lịch sử nước này đã chứng minh. Chiến đấu, đổi xương máu của dân lành để đổi lấy hòa bình, trong thời đại ngày nay, là phải hết sức cân nhắc. Trái tim nóng nhưng cái đầu phải lạnh. Cái khó chính là chỗ ấy! Các “anh hùng bàn phím” có thể hô rất to, nhưng khi xảy racuộc chiến sự họ sẽ lặn không sủi tăm cho mà xem.

Theo các nhà bình luận quốc tế, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam nên xem xét lại chính sách đối ngoại của mình. Bởi Trung Quốc không những không dừng hành động xâm lược mà ngày càng lấn át. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước trong khu vực là chèn ép, mềm nắn rắn buông. Các nước như Lào, Campuchia mặc dù rất yêu quý Việt Nam, nhưng vì lợi ích dân tộc, họ đành im lặng. Thâm chí Campuchialuônủng hộ Trung Quốc trong mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Một số nước ủng hộ Việt Nam nhưng trước thái độ dè dặt, nước đôi của Hà Nội, xem chứng họ cũng đã lùi xa hơn để quan sát. Chẳng hạn, Mỹ đã ít nhất ba lần lên tiếng ủng hộ Việt Nam khi Trung Quốc xâm phạm khu vực Tư Chính. Đáp lại Hà Nội không hề tỏ thái độ gì với Mỹ, vẫn “quan ngại” kẻ bành trướng xâm lược ở phía Bắc.

Có phải Hà Nội đang đơn độc trên Biển Đông? Không hẳn thế. Một khi Việt Nam lên tiếng, nhân dân Việt Nam yêu nước đứng dậy bảo vệ chủ quyền, chống quân bành trướng, thì đất nước ấy sẽ không bao giờ đơn độc. Bởi hòa bình, độc lập là khát vọng của mọi dân tộc, làxu thế của thời đại.

RELATED ARTICLES

Tin mới