Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaThực lực quân sự của TQ mạnh đến đâu?

Thực lực quân sự của TQ mạnh đến đâu?

Ngày 26/9, Trung Quốc chính thức “soán ngồi” đầu bảng về mức độ đe dọa an ninh của Triều Tiên tại bản đánh giá phòng thủ hàng năm của Tokyo. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đạt được hạng 2 trong Sách trắng Phòng vệ của Nhật (sau đồng minh của Nhật là Mỹ) trong phần đánh giá an ninh, trở thành “mối đe dọa an ninh quốc gia” chính. [1]

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono nói rằng “thực tế là Trung Quốc đang ngày càng gia tăng chi tiêu quân sự nên mọi người có thể hiểu rằng chúng tôi sẽ cần nhiều giấy hơn [để có thể đưa ra đánh giá kỹ lưỡng về Trung Quốc].”

Từ việc chỉ hoạt động ở phạm vi gần bờ biển Trung Quốc, Bắc Kinh giờ đã thường xuyên điều các đội tuần tra cả trên không và trên biển tới gần quần đảo Okinawa của Nhật và tới Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng thường xuyên chối bỏ trắng trợn các quan ngại về ý đồ và chi tiêu quân sự của mình, bao gồm cả sự tăng cường hiện diện tại Biển Đông, và nói rằng Trung Quốc chỉ mong muốn phát triển hòa bình.

Ngày 21/9, Trung Quốc lần đầu tiên ra mắt công chúng loại máy bay trinh sát không người lái mới DR-8 tại buổi diễn tập cho lễ kỷ niệm quốc khánh tại Bắc Kinh. Chiếc DR-8 dự kiến sẽ đóng vai trò chủ chốt trong trường hợp xảy ra xung đột với các đội chống tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông hoặc Tây Thái Bình Dương. [2]

Không chỉ vậy, ngày 25/9, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có vẻ như đã “vô tình” làm lộ clip việc phóng một loại tên lửa hành trình siêu thanh. Đoạn clip ngắn chỉ hơn 1 phút được đăng trên mạng xã hội của Lực lượng Tên lửa Quân Giải phóng Nhân dân vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đoạn clip sau đó đã bị gỡ xuống và thay thế bằng một phiên bản khác không có hình ảnh phóng loại tên lửa mới. [3]

Với sức mạnh quân sự lớn như vậy, Trung Quốc không cần phải kiêng dè bất kỳ thế lực nào khác tại Biển Đông. Sức mạnh quân sự này cũng là phương tiện để Trung Quốc thực hiện gián tiếp các hành vi xâm lấn trên biển. Cụ thể, các tàu cảnh vệ của Trung Quốc (CCG) thường xuyên bật phát sóng hệ thống nhận diện tự động (AIS) tại các vùng trung chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc không chiếm đóng. Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) nhận định rằng “quy trình tuần tra thế này nhấn mạnh mục đích quan trọng của CCG tại Biển Đông – đó là tạo ra sự hiện diện rõ ràng và thường xuyên của Trung Quốc tại các khu vực chính mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền nhưng chưa có căn cứ, cơ sở vật chất lâu dài.” AMTI cũng nhận thấy sự hiện diện của CCG ở gần Bãi Cỏ Mây là “không hề bất thường.” Trung Quốc cảm thấy rằng tàu CCG thường xuyên tuần tra tại bãi này không nhất thiết phải phát sóng vị trí của mình như lời khẳng định chủ quyền vì Bắc Kinh đã hoàn toàn kiểm soát khu vực đánh cá truyền thống ở đây. [4]                               


[1] Reuters, 26/9.

[2] National Interest, 26/9.

[3] SCMP, 27/9.

[4] Phil Star, 27/9.

RELATED ARTICLES

Tin mới