Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ kiểm soát giáo dục nhằm xóa bỏ nguồn gốc người Tây...

TQ kiểm soát giáo dục nhằm xóa bỏ nguồn gốc người Tây Tạng

Trong nhiều thập niên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toan tính thay đổi nhân khẩu học, đàn áp văn hóa và cưỡng chế bằng vũ lực, nhằm đồng hóa hoặc Hán hóa Tây Tạng. Đảng đang xiết chặt kiểm soát khu vực tự trị về giáo dục, chuẩn bị sẵn một tương lai sau khi Đạt Lai Lạt Ma 84 tuổi qua đời.

 

Tờ OZY thông tin, kể từ tháng 5/2017, có ít nhất hai trường học ở Lhasa, một trường ở Chamdo – thành phố lớn thứ 3 ở Khu Tự trị Tây Tạng (TAR) và một trường ở thành phố Lhoka, cảnh báo phụ huynh phải dừng việc cho con cái họ tham gia các lớp học tại các tu viện. Thông báo gửi trường Chamdo còn cho biết “các cơ quan thẩm quyền cao hơn sẽ bí mật theo dõi, và những người vi phạm quy định sẽ bị xử lý”.

Vào tháng 12/2018, Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương đảng chuyên giám sát chính sách liên quan các nhóm thiểu số, trực tiếp ban hành một lệnh cho các cơ quan chức năng của đảng tại tỉnh Thanh Hải – lân cận TAR – phải đảm bảo ngăn chặn được các lớp học không chính thức do các nhà sư trong tu viện tổ chức. Lệnh này mô tả các lớp học là “nguy hiểm” nhằm “xâm nhập ý thức hệ người trẻ”.

Trung Quốc đã gia tăng việc đưa trẻ em Tây Tạng tới học ở các trường nội trú được gọi là ‘neidi’ do nhà nước quản lý bên ngoài khu vực tự trị. Những trường này đã có từ năm 1985, cho đến năm 2005, có tổng cộng 25.000 học sinh người Tây Tạng. 

Giám đốc điều hành Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, Tsering Tsomo cho biết, khi các học sinh được đưa khỏi Tây Tạng, họ sẽ học tập dưới sự kiểm soát: “Học sinh Tây Tạng không được phép tiếp xúc với người ngoài, những học sinh lớn chỉ được phép ra khỏi khu nội trú nếu có giáo viên đi kèm. Đây là một sự tăng tốc chính sách Hán hóa người Tây Tạng”.

 Đồng thời, chính phủ Trung Quốc đang thắt chặt sự tiếp cận các nền tảng giáo dục Tây Tạng.

Vào tháng 5/2017, các phụ huynh có con em của trường tiểu học Jebumgang ở Lhasa đã nhận được lệnh không cho con cái họ “tham gia vào bất kỳ hoạt động mê tín hay tôn giáo nào” vào tháng tư theo lịch âm, thời điểm diễn ra các nghi lễ tôn giáo và tới các tu viện theo phong tục của người Tây Tạng.

Vào tháng 5/2018, trường mẫu giáo Chamdo đưa ra một lệnh cảnh báo các bậc cha mẹ rằng nếu cho con nghỉ bất kỳ một ngày học nào ở trường và sau đó bị phát hiện là bí mật đưa con đến tu viện tham gia ngày hội tôn giáo thì gia đình của trẻ sẽ bị báo cáo thẳng tới cơ quan giáo dục thành phố.

Vào tháng Tám năm ngoái, một trường trung học phổ thông ở Lhasa ép phụ huynh phải ký cam kết phải ngừng việc cho con tham gia cá hoạt động tôn giáo khác nhau. Nếu họ đưa con em tới các lớp học do các trung tâm tôn giáo tổ chức thì phải chịu hình phạt nghiêm khắc bao gồm việc bị xóa khỏi danh sách nhận phúc lợi và trợ cấp của chính phủ. Chỉ riêng tại một quận của Tây Tạng, khoảng 1.000 đến 1.500 học sinh bị cấm tham dự các lớp học bảo tồn Phật giáo Tây Tạng và văn hóa của khu vực này.

Theo OZY, ĐCSTQ đã chuẩn bị trong một thập niên cho một chính sách di chuyển người du mục Tây Tạng vào các khu định cư mới. Kể từ năm 2009, chính sách này đã tăng tốc với chủ trương “tăng số lượng người Tây Tạng phụ thuộc vào chính phủ vì kế sinh nhai”.

 Bà Tsering Tsomo nói rằng, “chính sách này rất nham hiểm” và rất hiệu quả, bởi việc đe dọa bị xóa khỏi danh sách nhận trợ cấp và các chương trình phúc lợi xã hội, khiến người Tây Tạng tuân phục những cảnh báo của Bắc Kinh.
RELATED ARTICLES

Tin mới