Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/10 tiếp tục “đóng vai nạn nhận”, tìm cách hướng lái dư luận khi kêu gọi “Việt Nam tiếp tục giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua các hành động thiết thực”. Bắc Kinh đang cố tình lờ đi thực tế là cả cộng đồng quốc tế, khu vực đã nhận thức rõ về những ý đồ nham hiểm và hành vi chà đạp lên luật pháp quốc tế của nước này ở Biển Đông trong suốt thời gian qua.
Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế
(1) Ngày 16/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Theo Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, “duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”.
(2) Ngày 17/7, liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên”. Cũng theo bà Hằng, “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
(3) Ngày 19/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này.
(4) Trả lời câu hỏi về Biển Đông tại cuộc họp báo chiều 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhắc lại các hành động gần đây của Trung Quốc là “nghiêm trọng” và Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, như đã khẳng định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao tiếp, ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai những biện pháp phù hợp, đúng pháp luật”. “Duy trì hòa bình, ổn định, đảm bảo an toàn hàng không, hàng hải, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia theo UNCLOS, là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế”, bà Thu Hằng tái khẳng định lập trường của Việt Nam.
TQ sử dụng lặp đi lặp lại chiêu trò, kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng”, “đóng vai nạn nhân” trong suốt những năm qua
Như vậy có thể thấy, Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, quan điểm kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao tiếp, ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các hành động thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam trước các hành động vi phạm rõ rằng của Trung Quốc trên thực địa cũng hoàn toàn theo luật pháp quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Ngày 8/8, liên quan đến tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó khẳng định: “Vùng biển nơi các tàu nước này hoạt động thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định như đã nhiều lần tuyên bố trước đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền quốc gia đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo đúng Công ước quốc tế. “Về hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương 8, phía Việt Nam đã nói rõ nhiều lần, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh. “Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với các nước trong và ngoài khu vực về kinh tế, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tham gia cùng các quốc gia khác và cộng đồng quốc tế để duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực”, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói. Do đó, việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các cơ quan báo chí nước này tìm cách tuyên truyền, hướng lái nhằm đổ lỗi, quy trách nhiệm cho Việt Nam là hoàn toàn vô lý. Thậm chí, những tuyên bố tương tự “kêu gọi Việt Nam đối thoại hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông” hay “tình hình Biển Đông duy trì ổn định nhờ những nỗ lực của Bắc Kinh” cũng đều là chiêu trò, kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng” hay “đóng vai nạn nhân” vốn được nước này lặp đi lặp lại trong suốt những năm qua.
TQ kêu gọi “giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua đối thoại và đàm phán” trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam!
Bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu nên theo Công ước UNCLOS 1982, và hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. ề mặt địa chất thì vùng Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam và không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính của Việt Nam được các luật sư công pháp quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Bãi Tư Chính ở trên thềm lục địa Việt Nam, đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Bản đồ của hoàng gia Anh vào năm 2001 sử dụng kỹ thuật chụp nổi bằng tia hồng ngoại đáy Biển Đông cho thấy rất rõ những đặc trưng cấu trúc khu vực bãi Tư Chính. Từ trước đến nay, 5 quần đảo của cấu trúc nước sâu Biển Đông luôn được các tài liệu chính thống của Ủy ban Thủy đạo quốc tế Liên hợp quốc và các tài liệu địa lý quốc tế công bố về mặt địa lý. Chưa bao giờ và cũng chưa có một học giả nào quan niệm rằng Trường Sa bao gồm cả cụm Tư Chính. Hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống Trung Quốc khiến quốc tế phản đối mạnh mẽ với nhiều hình thức, kể cả thông qua nghị viện hay bộ máy quản lý hành chính như Mỹ, EU, Nhật Bản…