Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Vương quốc Bỉ, Truyền thông châu Á-Thái Bình Dương và Trung tâm châu Á tại Pháp (22/10) đã tổ chức Hội thảo “EU – ASEAN và Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ, sự cạnh tranh quyền lực và lợi ích kinh tế”.
Tham dự Hội thảo có 70 chuyên gia trong các lĩnh vực luật pháp và quan hệ quốc tế đến từ Cơ quan Hành động đối ngoại châu Âu (EEAS), Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), Viện Egmont của Bỉ, Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS) và Trường Khoa học chính trị của Pháp.
Tại Hội thảo, giới chuyên gia, học giả nhận định việc Trung Quốc xây dựng phi pháp các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã phá vỡ nguyên trạng của khu vực; cho rằng các hành động đơn phương của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực; nhấn mạnh giao thông hàng hải tại Biển Đông là huyết mạch quan trọng của thương mại thế giới và thực sự quan trọng đối với EU. khẳng định EU sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải, kiên quyết tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm luật biển và các phán quyết của tòa trọng tài, đồng thời khuyến khích giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình, phản đối các hành động đơn phương có thể làm thay đổi hiện trạng dẫn tới làm gia tăng căng thẳng.
Giới chuyên gia cho rằng EU có thể hiện diện nhiều hơn trong khu vực với việc tập trung vào thương mại, tăng cường kết nối và giữ gìn an ninh, an toàn hàng hải; tích cực hợp tác với ASEAN thông qua Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), khuyến khích đa phương, tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp.
Trong năm 2019, EU được đánh giá là có tiếng nói rất mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông, thể hiện qua việc các nước trong khu vực này đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, với các hoạt động tự do hàng hải và quan ngại về căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Mới đây nhất, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini (17/10) kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; khẳng định EU ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác. Phía EU cho biết FPA khẳng định cam kết chung của EU và Việt Nam nhằm đóng góp vào hòa bình và an ninh tại các khu vực lân cận của mình và trên thế giới, cũng như để bảo vệ cho trật tự đa phương dựa trên luật lệ. Thông cáo của EU cho biết hiệp định khung này tạo ra một nền tảng pháp lý nhằm quản lý và tạo thuận lợi cho sự tham gia của Việt Nam trong 16 hoạt động hiện tại (10 sứ mệnh dân sự và 6 chiến dịch quân sự) cũng như trong bất cứ sứ mệnh hay chiến dịch dân sự và quân sự nào trong tương lai của EU.
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam, bà Federica Mogherini (8/2019) tuyên bố việc quân sự hóa ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình trong vùng biển có tranh chấp, đồng quan điểm với Mỹ trong bối cảnh sức ép lên tham vọng của Bắc Kinh đang tăng. “EU hoàn toàn ủng hộ quan điểm và lo ngại của quý vị về tình hình và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Chúng tôi tin rằng căng thẳng này, việc quân sự hóa này chắc chắn không có lợi cho một môi trường hòa bình. Tại EU, chúng tôi luôn luôn bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, điều có lợi cho tất cả các quốc gia”; đồng thời nhấn mạnh “EU ủng hộ sự minh bạch và kết thúc nhanh chóng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và ASEAN”.
Ngoài ra, Người phát ngôn của Ủy Ban Ngoại Vụ, Chính Sách An Ninh, Chính sách Láng giềng và Đàm phán của EU Maja Kocijancic (28/8) cho biết, những hành động đơn phương trong những tuần lễ qua ở Biển Đông dẫn đến hệ quả làm gia tăng căng thẳng và suy thoái môi trường an ninh biển. Đây là biểu hiện của mối đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực. Theo EU thì tất cả các bên trong khu vực cần thiết phải thực thi kiềm chế, tiến hành những bước cụ thể nhằm trở lại hiện trạng như trước, tránh quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua những phương thức hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; đặc biệt là UNCLOS. Trong trường hợp nếu thấy hữu ích, các bên cũng có thể tìm kiến hỗ trợ từ phía thứ va dưới dạng trung giam hay trọng tài nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết những tranh chấp liên quan. EU sẽ tiếp tục ủng hộ hoàn toàn các tiến trình do khối ASEAN lãnh đạo nhằm tăng cường hơn nữa trật tự thế giới và khu vực dựa trên căn bản luật pháp, củng cố hợp tác đa phương, cũng như hợp tác chặt chẽ hơn với những bên thứ ba. EU trông đợi việc đúc kết nhanh chóng, trong một cách thức minh bạch, các vòng đàm phán về COC tại Biển Đông có hiệu quả, thực chất và mang tính ràng buộc.