Monday, May 6, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự can dự của Canada trong vấn đề Biển Đông năm 2019:...

Sự can dự của Canada trong vấn đề Biển Đông năm 2019: Tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực

Trong năm 2019, Canada có điều chỉnh về tuần suất hiện diện quân sự trong khu vực, cũng như gia tăng các tuyên bố chỉ trích, lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Canada tăng cường tuần tra ở Biển Đông

Từ đầu năm 2019, ba tàu hải quân hoàng gia Canada gồm tàu hộ tống HMCS Ottawa, tàu hộ tồng HMCS Regina và tàu tiếp tế MV Asterix (6/2) đã rời cảng Esquimalt ở tỉnh bang British Columbia để tham gia các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.Ba tàu sẽ đến Trân Châu cảng ở Hawaii, sau đó tàu Ottawa tham dự cuộc tập trận chống ngầm với hải quân Mỹ rồi quay về Esquimalt sau khoảng một tháng. Tàu Regina và Asterix sẽ tiếp tục chuyến triển khai kéo dài 7 tháng và tham gia nhiều hoạt động huấn luyện, tập trận, thăm cảng các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chuẩn đô đốc Bob Auchterlonie, Tư lệnh hải quân Canada tại Thái Bình Dương cho biết, trong đợt triển khai lần này, tàu Regina sẽ đi qua một số vùng biển đang có tranh chấp bao gồm Biển Đông. Việc Canada điều tàu Regina tuần tra ở Biển Đông chứng tỏ sự quan tâm của Canada tại châu Á-Thái Bình Dương và nước này sẵn sàng ủng hộ các đồng minh, đối tác tại đây.

Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) và hải quân Canada (13-15/6) vừa tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập chung ở Biển Đông nhằm nâng cao khả năng phối hợp giữa hai lực lượng. Truyền thông Nhật Bản cho biết, Hải quân Hoàng gia Canada (RCN) và Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) đã hoàn thành một loạt cuộc tập trận ở Biển Đông, với mục đích cải thiện khả năng tương tác và làm quen giữa hải quân hai nước. Cuộc tập trận “KAEDEX” năm 2019 là hoạt động trên biển song phương được Nhật Bản và Canada tiến hành từ năm 2017. Các lần lặp lại trước đây của cuộc tập trận đã diễn ra ở và ngoài vùng biển ngoài khơi Sasebo, Nhật Bản. Tuy nhiên, cuộc tập trận lần này được tổ chức tại vùng trời và vùng biển ngoài khơi Việt Nam ở Biển Đông. Tham gia cuộc tập trận từ RCN là tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Halifax HMCS Regina (334) và tàu bổ sung tạm thời MV Asterix. Các tàu đại diện cho JMSDF bao gồm tàu ​​sân bay trực thăng hạng nhất JS Izumo (183) và tàu khu trục lớp Murasame JS Akebono (108). Cũng tham gia vào cuộc tập trận là trực thăng SH-60J/K.

Ngày 18/6, Hải quân Hoàng gia Canada đã điều tàu khu trục Regina (FFH 334) tuần tra qua vùng eo biển Đài Loan trước khi đi vào vùng biển Hoa Đông. Theo đó, tàu chiến của Canada tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở khu vực eo biển Đài Loan trước khi tiến ra Biển Hoa Đông để tham gia sứ mệnh giám sát các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Để “đáp trả”, Trung Quốc (24/6) đã điều 2 máy bay SU-30 áp sát ở độ cao khoảng 30m ở vùng biển Hoa Đông nhằm đáp trả hành động trên của Canada.

Tàu hộ vệ HMCS Ottawa của Canada (10/9) đã di chuyển qua eo biển Đài Loan nhằm thực thi quyền tự do hàng hải và thể hiện cam kết ủng hộ Mỹ cũng như Đài Loan. Truyền thông Đài Loan cho biết, trong quá trình di chuyến từ cảng Pyeongtaek của Hàn Quốc đến Thái Lan, tàu hộ vệ HMCS Ottawa đã đi qua eo biển Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, trong quá trình di chuyển ở vùng biển này, tàu HMCS Ottawa đã kích hoạt hệ thống nhận dạng tự động nhằm đảm bảo không bị ngăn cản trong quá trình di chuyển.

Lên án, chỉ trích Trung Quốc

Tại Đối thoại ASEAN – Canada lần thứ 16 (25 – 26/3), Canada đã bày tỏ ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Tại cuộc họp, các thành viên ASEAN và Canada chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển đạt được trong quan hệ ASEAN – Canada, nhất là việc thực hiện “Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada giai đoạn 2016-2020” và “Tuyên bố chung ASEAN – Canada về Thương mại và đầu tư”. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đồng đều trên cả 3 trụ cột, tập trung vào các lĩnh vực như chống khủng bố, bạo lực cực đoan và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, quản lý biên giới, thương mại – đầu tư, kết nối, phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, năng lượng, giáo dục và cấp học bổng, giao lưu nhân dân, lao động di cư. Hai bên cũng nhất trí ủng hộ hệ thống thương mại đa phương quốc tế rộng mở, công bằng, dựa trên luật lệ; tiếp tục thảo luận về khả năng xây dựng FTA ASEAN-Canada. Phát biểu tại cuộc họp, đại diện của Canada đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN, nhấn mạnh Canada là đối tác tin cậy, lâu đời của ASEAN, luôn coi trọng và mong muốn nâng cấp quan hệ với ASEAN; tiếp tục cam kết hỗ trợ ASEAN đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; tiếp tục bày tỏ mong muốn được tham gia sâu hơn vào các cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, đặc biệt mong muốn sớm được tham gia vào Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+). Tuyên bố Canada ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh ủng hộ đối thoại và xây dựng lòng tin, kiềm chế, không quân sự hoá, phản đối các hành động đơn phương gây căng thẳng tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (DOC) và tích cực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Được biết, trong những năm gần đây, Canada đã có sự điều chỉnh chính sách liên quan vấn đề Biển Đông. Trước đây, để không làm ảnh hưởng quan hệ song phương với Trung Quốc, Canada thường hạn chế can thiệp và đưa ra những tuyên bố cụ thể về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo đảo nhân tạo (phi pháp) và tiến hành quân sự hóa trên các thực thể này, Canada đã tích cực can dự và thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Theo giới chuyên gia, Canada có thái độ cứng rắn trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là do: Khu vực Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan vấn đề tự do hàng hải trong khu vực cũng như trên thế giới. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không được giải quyết và khi xảy ra xung đột quân sự trong khu vực nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều nước. Canada cũng là một quốc gia buôn bán với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và cũng là một thành viên của TPP (Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương). Vì vậy, vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Canada. Không những vậy, Trung Quốc tiến hành các hoạt động đơn phương ở Biển Đông là vi phạm các quy định luật pháp quốc tế, Canada có trách nhiệm thông qua các hành động của mình để cảnh báo các nước trên thế giới thấy rõ âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, Canada là một quốc gia tôn trọng tự do dân chủ và luật pháp quốc tế nên Canada không thể là ngơ trước thực các quốc gia nhỏ như Indonesia, Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và bị Trung Quốc lấn lướt. Vì vậy, Canada phải có tiếng nói cùng với các đồng minh ngoại giao của mình ở khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, chuyên gia Dave Beitelman (Đại học Dalhousie) cho biết, Chính phủ Canada coi châu Á – Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên hợp tác trọng điểm do có nhiều nền kinh tế đang nổi, trong đó Trung Quốc rõ ràng giữ vị trí quan trọng nhất. Không chỉ về kinh tế, Canada cũng đang tìm kiếm tư cách thành viên trong các thể chế có chức năng kiến tạo cấu trúc an ninh và kinh tế khu vực như Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Do vậy, Canada cần phải thay đổi chính sách “giữ im lặng” của mình trong vấn đề Biển Đông. Ottawa cần lên tiếng trước những thách thức nổi lên đang đe dọa ổn định ở khu vực, nơi Canada sắp có những lợi ích kinh tế và chiến lược to lớn. Những quan ngại trước đây cho rằng Canada không có lợi ích chiến lược thực sự ở Biển Đông, Canada không nên làm mếch lòng Trung Quốc (đối tác thương mại lớn thứ hai của Canada, sau Mỹ), hay Ottawa không có đủ năng lực thay đổi hành vi của Bắc Kinh… nên được xem xét lại. Trên thực tế, ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương mang lại cho Canada những lợi ích cũng nhiều như như ổn định ở Đông Âu, nếu không muốn nói còn nhiều hơn. Vì thế, sự trỗi dậy của Bắc Kinh, ở chừng mực nào đó, sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích của Canada. Trong bối cảnh đó, Canada cần mạnh mẽ thể hiện rõ quan điểm của mình trước một vấn đề quan trọng đang đe dọa ổn định ở một trong những vùng biển trọng yếu nhất của thế giới. Canada không nên quá né tranh nếu thực sự muốn trở thành một quốc gia bảo vệ chuẩn mực đạo đức chung và có niềm tin trách nhiệm như chính học thuyết giao giao mới của nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới