Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNền kinh tế toàn cầu không thể được cứu khỏi 'vực thẳm'...

Nền kinh tế toàn cầu không thể được cứu khỏi ‘vực thẳm’ suy thoái vì đồng USD quá mạnh?

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm tốc. Trong những cuộc suy thoái từng xảy ra trước đây, các thị trường mới nổi phát triển nhanh phần nào giúp cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi “hố đen”. Tuy nhiên, có một yếu tố gây cản trở ở lần này là: đồng USD mạnh.

 

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và nền kinh tế Mỹ cũng đang cho thấy những dấu hiệu suy yếu, thì các nhà đầu tư đang tìm kiếm những địa điểm đầu tư khác có khả năng sinh lời tốt hơn. Các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Brazil hoặc Ấn Độ, lại mang đến nhiều rủi ro đầu tư hơn, nhưng lại có tốc độ sinh lời nhanh hơn các quốc gia phát triển như Đức hay Mỹ. Các nước này cũng phụ thuộc vào xuất khẩu và có mối tương quan tới sự dịch chuyển của giá hàng hoá.Ở giai đoạn suy thoái sau khủng hoảng tài chính, Trung Quốc là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng gần 9% nhờ chi tiêu nội địa mạnh. David Hauner – chiến lược gia của Bank of America, nhận định: “Nếu không có Trung Quốc, tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức âm vào năm 2009.” Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong thập kỷ qua. Trung Quốc có thể sẽ không còn là “hiệp sĩ trong bộ áo giáp sắt” như trước đây. Nền kinh tế của nước này cũng đang trì tệ và có đòn bẩy cao hơn so với 1 thập kỷ trước.Khi cuộc suy thoái tiếp theo diễn ra, sẽ rất khó để các thị trường mới nổi khác bước vào và giúp nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng khi đồng USD vẫn rất mạnh và các nền kinh tế mới nổi thường vay nợ bằng USD. Do đó, đồng bạc xanh mạnh sẽ khiến khoản nợ của họ trở nên nặng nề hơn. Một đồng USD yếu có thể xoa dịu căng thẳng đó và cho phép các nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh hơn, có khả năng giúp thế giới thoát khỏi suy thoái.Hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang hạ dần lãi suất, điều này sẽ khiến đồng bạc xanh suy yếu. Dẫu vậy, quá trình nới lỏng chính sách không diễn ra nhanh chóng, ít nhất là không diễn ra với tốc độ như Tổng thống Trump mong muốn. Hauner cho hay: “Các nền kinh tế mới nổi có thể giúp ‘cứu thế giới’ khỏi sự suy thoái lần này, nhưng việc này đòi hỏi một đồng USD yếu hơn và Fed cũng nên mềm mỏng hơn.”Những quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu đang ngày càng lo ngại rằng chính sách lãi suất cực thấp của họ thực ra không hề thúc đẩy tăng trưởng. Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho điều đó và các nhà đầu tư đang thảo luận sôi nổi về việc “Nhật Bản hoá” của châu Âu. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các nước, nhưng thực tế vẫn chậm lại.Theo dự kiến, Fed sẽ tổ chức một cuộc họp vào tuần này và khả năng hạ lãi suất được dự đoán là hơn 90%, theo CME FedWatch Tool. Dẫu vậy, thị trường vẫn phải chờ đợi xem liệu việc hạ lãi suất có đủ để làm suy yếu đồng USD hay không. Các đồng tiền tệ thường yếu đi trong những giai đoạn chính sách tiền tệ được nới lỏng.Trong năm nay, những lời phàn nàn về đồng USD xuất hiện ngày càng nhiều. Từ ông Trump cho tới ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ Elizabeth Warren đều chỉ trích rằng đồng bạc xanh mạnh sẽ khiến hàng hoá của Mỹ kém hấp dẫn hơn trên thị trường toàn cầu.Chỉ số USD Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – đã tăng 1.6% trong năm nay. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh sẽ rất khác khi xem xét cụ thể những đồng tiền của thị trường mới nổi. Từ đầu năm đến nay, đồng USD tăng 1.9% so với Rupee của Ấn Độ, tăng 4.1% so với đồng Real của Brazil và tăng 5.5% so với đồng Won kể từ đầu năm 2019, nguyên nhân là vì chiến tranh thương mại.Hơn nữa, tình hình còn tồi tệ hơn khi các nền kinh tế mới nổi chủ yếu đi vay bằng USD, trong khi những khách hàng lớn nhất hầu như lại trả nợ bằng euro, Hauner cho hay. Do đó, các quốc gia này chịu ảnh hưởng lớn từ tỷ giá của euro/USD. Trong năm nay, đồng euro đã giảm 3,2% so với đồng USD.

RELATED ARTICLES

Tin mới