Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu...

Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu hoàn toàn ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu ÂuLange Bernd (31/10) nhấn mạnh EU hoàn toàn ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

Trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Lange Bernd đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành của Việt Nam. Trong cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và cảm ơn ông Lange Bernd về nỗ lực thúc đẩy để EU ký kết các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA); cho biết hai bên có hàng loạt chuyến thăm lẫn nhau, phần lớn là cấp cao, và gần đây là việc ký kết hai Hiệp định. Trong bối cảnh hai bên sẽ kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020, Việt Nam và EU cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại và hợp tác, cũng như giải tỏa một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ.  

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (30/10) đánh giá cao những đóng góp tích cực của ông Bernd Lange trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – EU; cho rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ký kết các hiệp định với EU; hai bên đã có sự hợp tác hiệu quả và thực chất. Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ sự hợp tác của hai bên; mong muốn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sẽ được hai bên thông qua trong thời gian sớm nhất.

Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Lange Bernd cho biết, quan hệ hai bên dựa trên nền tảng quan trọng là hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phối hợp thực hiện các tốt các cam kết hai bên đã thống nhất; khẳng định, EU hoàn toàn ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông; đồng thời cho rằng, nền tảng quan trọng nữa trong hợp tác hai bên là việc hai bên đã ký kết các hiệp định vừa qua. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, rủi ro, việc phát triển các mối quan hệ dựa trên đối tác thay vì cạnh tranh lẫn nhau là rất quan trọng. Ngoài ra, ông Lange Bernd khẳng định, EU sẵn sàng hỗ trợ về mặt thiết kế chính sách giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. EU cũng mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trên diễn đàn đa phương, nhất là khi năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và là Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Ông Bernd Lange cũng bày tỏ mong muốn, Quốc hội Việt Nam và EP phối hợp chặt chẽ để quá trình phê chuẩn hai Hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho người dân cũng như các cơ quan liên quan. EP không chỉ có vai trò phê chuẩn mà sau đó còn giám sát việc triển khai thực hiện các Hiệp định này. Trong tuần tới, EP sẽ xem xét dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định.

Được biết, tuy EU không đứng về bên nào trong các tranh chấp và duy trì lập trường “trung lập có nguyên tắc” đối với tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng là một bên tham gia ký kết UNCLOS, EU luôn khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, thúc đẩy các sáng kiến hợp tác và hối thúc các bên tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế để giải quyết hòa bình các tranh chấp. Lập trường này được phản ánh dưới các hình thức khác nhau trong tất cả các tuyên bố và văn kiện chính thức của EU liên quan đến châu Á hay an ninh hàng hải nói chung. Trong năm 2019, EU được đánh giá là có tiếng nói rất mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông, thể hiện qua việc các nước trong khu vực này đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, với các hoạt động tự do hàng hải và quan ngại về căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Trước đó, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini (17/10) kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; khẳng định EU ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác; khẳng định cam kết chung của EU và Việt Nam nhằm đóng góp vào hòa bình và an ninh tại các khu vực lân cận của mình và trên thế giới, cũng như để bảo vệ cho trật tự đa phương dựa trên luật lệ.

RELATED ARTICLES

Tin mới