Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐối phó với tham vọng bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh,...

Đối phó với tham vọng bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh, Mỹ sẽ triển khai Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tới Biển Đông

Tờ Daily Express của Anh hôm 31/10 đưa tin Hải quân Mỹ dự kiến sẽ triển khai Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (USCG) tới Biển Đông để đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở khu vực.

Thông điệp rõ ràng của Hải quân Mỹ

Bộ Quốc phòng Mỹ từng tuyên bố coi các tàu bán quân sự và bảo vệ bờ biển của Trung Quốc là “cánh tay” của Hải quân Trung Quốc, điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ áp dụng các quy tắc can dự quân sự để chống lại lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân Trung Quốc. Vì vậy, thông tin Hải quân Mỹ dự kiến sẽ triển khai USCG tới Biển Đông hoàn toàn dễ hiểu. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, USCG được triển khai ở Biển Đông. Theo đó, USCG sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với các đối tác trong khu vực. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ “Asia Times”, Chỉ huy USCG, Đô đốc Karl Leo Schultz cho biết “có những cuộc thảo luận đang diễn ra, những nỗ lực lập kế hoạch liên tục để hỗ trợ cho các hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDO-PACOM) ở Biển Đông… Chúng tôi đã hợp tác trong đào tạo cho các đồng minh để tăng cường an ninh trong khu vực. Chúng tôi tập trung sâu sắc vào những đối tác tương tự, xây dựng một cách tiếp cận khu vực”.

Trong chuyến thăm Manila vào tháng 10/2019 để giám sát cuộc tập trận Sama-Sama, Đô đốc Karl Leo Schultz cũng nhắc lại rằng việc triển khai USCG. Ông nói: “Để đối phó với các hành vi cưỡng ép và đối kháng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, Cảnh sát biển Mỹ đề xuất sự can dự và hợp tác minh bạch ở cả cấp độ chuyên nghiệp và cá nhân”. Động thái này là một phần trong phản ứng tiếp theo của Mỹ nhằm mạnh mẽ chống lại việc Trung Quốc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân biển để chiếm giữ các thực thể và tài nguyên ở vùng biển tranh chấp. Trong dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ của Anh đối với chính sách Biển Đông của Tổng thống Trump, Bộ Quốc phòng Anh đã tuyên bố tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth sẽ lần đầu tiên được triển khai tác chiến trong nhiệm vụ hải quân chung giữa Mỹ – Hà Lan – Anh ở Biển Đông năm 2021.

Sự hiện diện của USCG ở Biển Đông sẽ là gáo nước lạnh dội vào TQ

Hiện nay, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có sự hiện diện của 5 quốc gia. Dù vậy, hầu hết các tàu hoạt động xung quanh Trường Sa là của Trung Quốc, thuộc lực lượng dân quân hàng hải chính thức, đóng vai trò ngày càng rõ rệt trong việc khẳng định những yêu sách hàng hải của Bắc Kinh tại khu vực.Mục đích của Bắc Kinh khi sử dụng dân quân hàng hải là để giữ sự uy hiếp dưới mức quân sự và không đẩy quá mức phản ứng của các quốc gia khác, trong trường hợp này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Mỹ, bằng cách núp đằng sau bộ mặt dân sự. Để đánh lừa dư luận, các tàu “dân quân biển” giảm tối đa trang thiết bị và chức năng phòng vệ, giúp Trung Quốc dễ dàng phủ nhận những bằng chứng về các hành động quân sự tại khu vực.

Một đánh giá về dữ liệu viễn thám của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế và Trung tâm sáng kiến hàng hải Skcanight của Vulcan Inc. (Mỹ), bao gồm hình ảnh hồng ngoại, radar khẩu độ tổng hợp và hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, cho thấy: số lượng tàu lớn nhất hoạt động trong quần đảo Trường Sa thuộc đội tàu đánh cá Trung Quốc, thường có từ 200 – 300 thuyền tại đá Subi và Mischief Reefs (đá Vành khăn). Tuy Trung Quốc duy trì đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, nhưng ở khoảng cách 800 hải lý (khoảng 1.480km) từ đất liền, quần đảo Trường Sa là quá xa đối với các tàu đánh cá Trung Quốc cỡ vừa và nhỏ, nếu không nhận nguồn trợ cấp “khủng” từ chính phủ. Lực lượng dân quân hàng hải được xem là đội tiên phong của Trung Quốc trong việc khẳng định các yêu sách phi lý đối với Biển Đông. Vụ việc bạo lực tiếp theo xảy ra ở Biển Đông có nhiều khả năng liên quan đến “dân quân biển” Trung Quốc hơn là Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hoặc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc, vì các phương tiện thiếu cơ chế liên lạc và giảm leo thang căng thẳng như những lực lượng tương quan của quốc gia khác.

Các tàu đánh cá của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa có trọng tải trung bình hơn 500 tấn – vượt quá kích thước yêu cầu cho các tàu thực hiện chuyến đi quốc tế trong việc sử dụng bộ thu phát hệ thống nhận dạng tự động (AIS), giúp phát sóng thông tin nhận dạng, tiêu đề và các dữ liệu khác. Thống kê chỉ ra rằng, dưới 5% số tàu “đánh cá” của Trung Quốc thực sự phát tín hiệu AIS. Điều này cho thấy, hạm đội có ý định che giấu số lượng và hành động. Các tàu lưới nhẹ, chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm tàu đánh cá Trung Quốc tại Trường Sa, rất hiếm khi triển khai thiết bị đánh cá.

RELATED ARTICLES

Tin mới