Wednesday, January 8, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMôi trường sinh thái Biển Đông: Chủ đề được đề cập nhiều...

Môi trường sinh thái Biển Đông: Chủ đề được đề cập nhiều tại các diễn đàn song phương và đa phương suốt một năm qua

Vấn đề suy giảm môi trường biển nói chung, trong đó các rạn san hô bị tàn phá ở Biển Đông là một trong những chủ đề được các nước, các tổ chức quốc tế và giới khoa học đặc biệt quan tâm tại các diễn đàn quốc tế, khu vực. Ở khu vực Biển Đông, vấn đề môi trường sinh thái biển bị tàn phá do các hoạt động cải tạo, bồi đắp đảo nhân tạo quy mô lớn và hoạt động khai thác tận diệt của ngư dân Trung Quốc lại càng trở nên cấp thiết.

Thủ phạm hủy hoại môi trường Biển Đông thời gian qua chính là TQ

Các rạn san hô ở khắp Biển Đông đã và đang bị tàn phá, nhất là tại khu vực do Trung Quốc chiếm đóng và tiến hành quân sự hóa, xây dựng đảo ở vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Bởi Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự trên 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và đặt căn cứ tên lửa chiến lược trên quần đảo Hoàng Sa đã đẩy cục diện khu vực biển này vào thế “quân sự hóa”. Không khó để tìm trên mạng Internet nhiều hình ảnh chụp Biển Đông từ vệ tinh, cho thấy, một số rạn san hô được đánh giá có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới tại đây đang bị tàn phá với quy mô lớn và tốc độ nhanh chóng, song song với tiến trình biến môi trường sống nguyên thủy thành các tiền đồn quân sự của Trung Quốc.

Rõ ràng, xây dựng đảo nhân tạo trên những rạn san hô đồng nghĩa với việc biến nguồn nước sạch thành nước có bùn, sự thiệt hại về môi trường ở đây là rất lớn và chưa từng có về quy mô. Các rạn san hô ở vùng biển này vốn đã và đang bị đe dọa vì hoạt động đánh bắt cá quá mức và sự thay đổi khí hậu và bây giờ chúng còn phải đối phó với những tác động của việc nạo vét biển để xây dựng tiền đồn quân sự mới. Chúng ta cần có một sự đột phá trong hợp tác nhằm bảo vệ các hệ sinh thái san hô đang tồn tại rất mong manh”. Phân tích về các hình ảnh này cho thấy hàng nghìn hecta san hô đã biến mất trong vài năm gần đây, đây là tốc độ tàn phá san hô nhanh nhất trong lịch sử loài người. Mức độ thiệt hại nghiêm trọng của rạn san hô tại bãi cạn Scarborough gia tăng do các hoạt động của ngư dân và tàu thuyền Trung Quốc gây ra. Hiện Trung Quốc là nước có đội tàu cá đông nhất thế giới (khoảng 450.000 tàu cá), trong đó khoảng 200.000 tàu đánh cá đại dương. Hàng năm, số tàu cá Trung Quốc khai thác, đánh bắt khoảng 71 triệu tấn cá ở khu vực Biển Đông.

Một tỷ lệ nghịch trong thực tế là trong khi Trung Quốc bồi đắp khoảng 10,7km² đảo nhân tạo tại các rạn san hô tại bảy địa điểm là đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Gaven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Vành Khăn, đá Xu Bi thì cùng lúc đó diện tích san hô bị giảm là 11,6 km², tương đương 26,9% diện tích. San hô tại quần đảo Trường Sa không chỉ là nạn nhân của việc mở rộng, bồi đắp trực tiếp nói trên, mà còn đe dọa bị hủy diệt hàng loạt do việc nạo vét lòng biển bằng phương thức hút. Hoạt động này để lại vô số các trầm tích, trùm lên các rạn san hô, khiến chúng rất khó lòng hồi sinh. Tại nơi hàng trăm tàu khai thác trai biển của Trung Quốc hoạt động, san hô chết và cát nổi lên thành những đống lớn. Các hình ảnh vệ tinh ghi nhận san hộ bị thương tổn nặng nề do việc ngư dân Trung Quốc dùng máy cắt khai thác. Các hình ảnh được chụp tại ít nhất 28 rạn san hô tại Trường Sa, trong khoảng thời gian từ 2012 đến cuối 2015.

TQ không thể phủ nhận việc nước này đã hủy hoại môi trường sinh thái Biển Đông!

Sự suy giảm của hệ sinh thái san hô, kéo theo sự sụt giảm lượng thủy sản. Lượng cá ở Biển Đông chiếm 10% lượng cá toàn cầu. Các rạn san hô ở đây là nơi cư ngụ của những loài cá có tầm quan trọng về mặt kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì lượng cá ở biển. Theo Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Mỹ (CSIS), tổng lượng cá ở Biển Đông đã suy giảm khoảng 70-95% kể từ những năm 1950 và tỷ lệ đánh bắt đã giảm 66-75% trong vòng 20 năm qua; đến năm 1990, sản lượng cá ở một số khu vực ở Biển Đông đã giảm 90% so với những năm 1960. Số lượng loài cá mú chấm nhỏ trong vòng 8 năm qua đã giảm 80%. Một số loài hiện nay đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng. Do san hộ bị tàn phá,đánh bắt ận diệt nên nhiều loài sinh vật biển trong khu vực Biển Đông như cá ngừ vây xanh, san hô, rùa biển, trai tai tượng… đang phải đối mặt với mối đe dọa tuyệt chủng do hoạt động khai thác đánh bắt quá mức và môi trường sinh sống bị phá hủy. Theo nghiên cứu, tại các đảo san hô và các quần đảo trên Biển Đông, diện tích san hô bị giảm với mức trung bình 20-60% trong vòng 10-15 năm qua.

Giải pháp được các nước đưa ra hiện nay?

Xuất phát từ nguyên nhân gây ra tình trạng các hệ sinh thái san hô ở Biển Đông bị hủy hoại, các giải pháp cần làm ngay hiện nay là: i) Trung Quốc phải dừng ngay hoạt động bồi đắp, mở rộng đảo nhân tạo và hoạt động đánh bắt cá bằng thuốc nổ, lưới cào dưới đáy biển. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng các rạn san hô bị suy giảm trong những năm gần đây.Vì vậy, yêu tố tiên quyết đặt ra đối với việc bảo tồn, khôi phục hệ sinh thái san hô là Trung Quốc phải dừng ngay các hoạt động mở rộng, cải tạo đảo nhân tạọ. ii) Phải thành lập tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông một vùng biển được bảo vệ, tương tự như các vùng biển được bảo vệ tại Nam Cực. iii) Các nhà hoạch định chính sách của các nước cần đặt an ninh môi trường ở trung tâm của chiến lược an ninh quốc gia. Một số sáng kiến cho rằng các nước cần đưa ra quy định về bảo tồn hải dương như đối với các khu rừng trên đất liền.

Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các cơ quan chức năng Việt Nam và người dân đã triển khai nhiều chương trình nhằm bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái san hô ở Biển Đông. Hiện trong vùng biển Việt Nam có khoảng 1.122km2 rạn san hô với khoảng 310 loài san hô đá và phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung ở khu vực ven bờ biển miền Trung, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Sống gắn bó với các vùng rạn san hô là trên 2.000 loài sinh vật đáy và cá, trong đó có khoảng hơn 400 loài cá san hô và nhiều đặc hải sản. Đây là nguồn lợi sinh vật rất quý có thể khai thác hạn định để phục vụ mục đích phát triển của con người.Các vùng rạn san hô còn có tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển. Ngoài ra, do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là rừng ngập mặn, rạn san hô và cỏ biển có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ, mà một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.

RELATED ARTICLES

Tin mới