Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nội dung nổi bật tại Cuộc họp lần thứ 5...

Một số nội dung nổi bật tại Cuộc họp lần thứ 5 của Cơ chế Tham vấn song phương trên Biển Đông giữa TQ và Philippines

Ngày 28/10, Trung Quốc và Philippines đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 5 của Cơ chế Tham vấn song phương trên Biển Đông (BCM) tại Bắc Kinh, do Thứ trưởng bỘ Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Enrique A. Manalo chủ trì. Mặc dù nội dung chi tiết chưa được công bố, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng ca ngợi một số kết quả của cuộc gặp lần này.

Những ngôn từ bóng bẩy, hình thức được TQ công bố

Trang Web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tại cuộc họp, hai bên đều nhất trí và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng các cuộc họp tích cực và hiệu quả giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Rodrigo Duterte cũng như những động lực tích cực trong quan hệ Trung Quốc-Philippines hiện nay.

Cả hai bên nhất trí về tầm quan trọng của BCM như là một nền tảng cho đối thoại thường xuyên có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng cường ổn định của quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Đông, qua đó cả hai bên thảo luận và xem xét các cách thức và phương tiện để thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, quản lý và giải quyết đúng đắn các khác biệt và liên tục tăng cường đối thoại và tin tưởng lẫn nhau.

Hai bên đã trao đổi thẳng thắn và thân thiện về tình hình chung và các vấn đề quan tâm ở Biển Đông và các vấn đề hàng hải giữa Philippines và Trung Quốc, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của việc giải quyết những khác biệt ở Biển Đông và xem xét tiến trình hợp tác hàng hải trong các lĩnh vực khác nhau. Cả hai bên đều khẳng định cam kết của mình trong việc giải quyết đúng đắn các tranh chấp theo thái độ tích cực và mang tính xây dựng và cam kết tiếp tục tìm hiểu và thực hiện các sáng kiến ​​hợp tác hàng hải thực tế, và bằng cách đó, thúc đẩy niềm tin và sự tự tin lẫn nhau.

Các nhóm làm việc về an ninh chính trị, hợp tác nghề cá và nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển của BCM đã được triệu tập. Cả hai bên đã thảo luận thẳng thắn hơn về các vấn đề quan tâm và xem xét thực hiện các sáng kiến ​​hợp tác thực tế hàng hải đã được hai bên thống nhất, bao gồm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, an toàn hàng hải, và nghiên cứu bảo vệ môi trường biển và hợp tác nghề cá ở Biển Đông. Cả hai bên cũng đã có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng về việc thiết lập các cơ chế có thể để trao đổi các chuyến thăm và giao tiếp.

Hai bên đã nhận ra tầm quan trọng của các nền tảng song phương và đa phương bổ sung khác trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực bao gồm Quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc, Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á. Cả hai bên đều nhắc lại tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và cam kết sớm đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) một cách hiệu quả và thực chất. Cả hai bên nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp BCM lần thứ 6 tại Philippines vào nửa đầu năm 2020, thời gian và địa điểm cụ thể sẽ được hai bên thống nhất sau thông qua các kênh ngoại giao.

Nhận định của giới chuyên gia

Giới chuyên gia nhận định mặc dù Trung Quốc và Philippines cho rằng cơ chế này đã đạt được một số dấu hiệu lạc quan ban đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi họ có thể chuyển sang giai đoạn hoạt động chung tiếp theo, chứ chưa nói đến cùng phát triển, do: Thứ nhất, chính quyền Tổng thống Duterte đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nội bộ và người dân về hợp tác song phương với Trung Quốc. Thứ hai, theo khuôn khổ BCM hiện tại đang giám sát việc hợp tác dầu khí, có nhiều chi tiết cần phải được giải quyết như cần làm việc về các dự án cụ thể nào, liên quan đến ai, hợp tác như thế nào và đặt các dự án ở đâu. Ở giai đoạn này, Philippines và Trung Quốc đang trong thời kỳ thăm dò và tham vấn và chắc chắn còn xa mới đến giai đoạn phát triển chung. Thứ ba, đối với bất kỳ sự hợp tác dự án cuối cùng nào, cần phải tuân thủ hơn nữa luật pháp Philippines hiện hành quy định rằng các dự án dầu khí phải có 60% thuộc sở hữu của Philippines và bất kỳ động thái nào nhằm sửa đổi hoặc né tránh yêu cầu này có thể dẫn đến những phản ứng chính trị và sự phản đối nhằm vào Chính quyền Duterte. Thứ tư, BCM bị giới hạn hơn nữa trong phạm vi của nó. Mặc dù nó cũng đã được quảng bá là một nền tảng để trao đổi quan điểm về các vấn đề thời sự và những vấn đề khác mà Philippines hoặc Trung Quốc quan tâm ngoài vấn đề Biển Đông, nó không toàn diện như được tuyên bố ngay cả về những vấn đề hàng hải liên qua đến hai nước.

Vẫn còn nhiều sự khác biệt lập trường giữa TQ và Philippines

Đối với Trung Quốc, nước này đã đề cao tầm quan trọng của BCM vì một số lý do. Thứ nhất, BCM đại diện cho 1 trong 2 lộ trình chính theo cách tiếp cận lộ trình kép mà Trung Quốc chủ trương về vấn đề Biển Đông. Theo cách tiếp cận này, các tranh chấp liên quan đến Biển Đông nên được giải quyết hợp lý thông qua đàm phán và tham vấn giữa các nước liên quan trực tiếp, và rằng Trung Quốc và 10 nước ASEAN nên làm việc cùng nhau để bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông. Trung Quốc coi BCM là cách thực tiễn và khả thi nhất để xử lý tranh chấp giữa các bên liên quan trực tiếp, cụ thể là giữa Trung Quốc và Philippines, thông qua đàm phán và tham vấn. BCM cho thấy rằng Trung Quốc và các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có khả năng xử lý hoặc giải quyết những khác biệt của họ về Biển Đông mà không có sự tham gia các cường quốc ngoài khu vực, về cơ bản là nhắc tới Mỹ. Trung Quốc đã tức giận trước các phương tiện hải và không quân Mỹ đang tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đặc biệt là những phương tiện đã đi vào vùng lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và/hoặc chiếm đóng ở Biển Đông. Theo lập trường của nước này, sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài như Mỹ làm phức tạp và thậm chí phá hoại nền hòa bình và sự ổn định của Biển Đông.

Thứ hai, BCM củng cố quan điểm rằng các tranh chấp Biển Đông chỉ liên quan đến Trung Quốc và một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền và không đại diện cho toàn bộ quan hệ của nước này với ASEAN. Theo chính cấu trúc của nó, BCM, vốn cho phép Philippines lôi kéo Trung Quốc can dự và ngược lại, giúp giới hạn những khác biệt giữa hai nước này chỉ tới mức độ song phương và cho tới nay đã không ảnh hưởng đến tinh thần chung của quan hệ Trung Quốc-Philippines, và hơn nữa, không nên tác động đến những động lực chung của quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc cũng tham gia một số dạng đàm phán song phương hay can dự nào đó với các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền khác về những khác biệt và lợi ích lãnh thổ và hàng hải của họ.

Thứ ba, BCM đánh dấu một sự đoạn tuyệt rõ ràng với chính sách đối đầu trước đây của cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino, điều Trung Quốc đã nhanh chóng để lại đằng sau và đang nỗ lực nhất có thể để bảo đảm rằng sẽ không quay trở lại quỹ đạo chẳng mấy vui vẻ này. Kể từ đó, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với Philippines trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa-xã hội, cho tới hợp tác quốc phòng non trẻ bao gồm tài trợ súng trường tấn công và súng bắn tỉa cũng như đạn dược vốn được dùng trong cuộc chiến chống cuộc nổi dậy của chiến binh Hồi giáo ở Marawi. Trên thực tế, Trung Quốc đã mô tả giai đoạn hiện tại dưới thời Tổng thống Philippines Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “kỷ nguyên vàng” của quan hệ Philippines-Trung Quốc. Xét đến cách các mối quan hệ đã cải thiện, Trung Quốc sẽ muốn duy trì động lực của BCM nhằm bảo đảm thu được những lợi ích hữu hình, mà vì thế nó trở thành mô hình giải quyết những khác biệt giữa các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới