Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnHiệp ước bổ sung Campuchia - Việt Nam 2019 về phân định...

Hiệp ước bổ sung Campuchia – Việt Nam 2019 về phân định biên giới được chuẩn thuận

Quốc hội Campuchia hôm 4/11 thông qua Hiệp ước bổ sung Campuchia – Việt Nam 2019 bao gồm văn bản bổ sung cho phép sửa đổi các điểm dọc biên giới được quy định trong Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, và văn bản bổ sung cho Hiệp ước năm 2005 để hai nước đều nhận được một phần lãnh thổ bằng nhau.

Tờ Phnom Penh Post loan tin hôm 5/11 cho biết Hiệp ước bổ sung 2019 được thông qua với 110/125 phiếu ủng hộ trong Quốc hội Campuchia, và với hiệp ước bổ sung này, Việt Nam và Campuchia sẽ chính thức công nhận 84% ranh giới dọc biên giới hai nước.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho rằng hiệp ước này là tài liệu cơ bản để bão vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Ông tin rằng với đường biên giới Campuchia – Việt Nam ổn định, người Campuchia có thể tận hưởng an ninh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển trong tất cả các lĩnh vực.

Trước đó vào hôm 5/10 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ký Hiệp ước bổ sung Campuchia – Việt Nam 2019 và Nghị định thư phân giới cắm mốc.

Trong khi đó, người phát ngôn của Đảng Dân chủ Cơ sở (GDP) Loek Sothea nói tuy Quốc hội Campuchia thông qua Hiệp ước, nhưng lãnh thổ Campuchia vẫn chưa được thống nhất và Hiệp ước chỉ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ chính trị tại xứ Chùa Tháp.

Người phát ngôn GDP nói đã đệ trình kiến nghị lên Thượng viện và Quốc vương Norodom Sihamoni yêu cầu họ can thiệp vào phê chuẩn Hiệp ước bổ sung 2019.

Hiệp ước bổ sung Campuchia – Việt Nam 2019 được xem là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình và phát triển bền vững giữa hai nước.

Vào những năm 1975 – 1978, quân Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo đã đòi chủ quyền một loạt 6 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam về lại Campuchia bằng cách tiến hành nhiều đợt tấn công, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam.

Ngày 25/12/1978, Chính phủ Việt nam gửi hàng trăm ngàn bộ đội vào Campuchia, đánh đổ chế độ Khmer Đỏ và đóng quân tại Campuchia trong suốt 10 năm tiếp theo.

Mới đây, truyền thông Việt Nam trích lời Thủ tướng Hun Sen ở họp báo hôm 4/10 cảm ơn Việt Nam đã giúp Campuchia lật đổ Pol Pot.

Quốc hội Campuchia tức hạ viện, là một trong hai viện của Nghị Viện Campuchia, gồm cả thượng và hạ viện.

RELATED ARTICLES

Tin mới