Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnXuất khẩu thủy điện, TQ gặp nạn ở quê nhà

Xuất khẩu thủy điện, TQ gặp nạn ở quê nhà

Dù nhiều lần phủ nhận, Trung Quốc vẫn phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc xây nhiều thủy điện trên dòng Dương Tử.

Bắc Kinh đã cam kết đến năm 2020 chi 1,238 tỷ nhân dân tệ để giải quyết các tác hại tiêu cực gây ra bởi đập thủy điện Tam Hiệp tại tỉnh Hồ Bắc

Đập thủy điện Tam Hiệp được xây dựng đi kèm là 600 hồ chứa nước. Con đập được thiết kế nằm trên con sông dài 6.000 km để kiểm soát ngập lụt và sản xuất điện.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực con sông này vẫn gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với với môi trường, tồn đọng rác, trầm tích lắng đọng, ô nhiễm môi trường từ xả thải, xây dựng dọc con sông bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở…

Giáo sư Xie Deti là giáo sư tại Đại học Tây Nam Trùng Khánh cho biết còn nhiều thách thức khác như bùng nổ rong tảo do phân bón và nước từ con sông ô nhiễm.

Một học giả giấu tên chia sẻ với Reuters rằng, trầm tích tích tụ gần đập Tam Hiệp có thể gây khó khăn trong kiểm soát ngập lụt. Hồ chứa nước khổng lồ trong khi đó hút nhiều nhiệt hơn do vậy người dân cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tăng nhiệt trong khu vực. Nước có nhiệt độ cao hơn còn tác động đến các đàn cá trong con sông này.

Từ năm 2011, Trung Quốc đã chi hơn 600 tỷ Nhân dân tệ để giảm tác động tiêu cực của con đập. Đến năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh dọn rác dọc con sông, chuyển vị trí các nhà máy, cấm xả thải và hạn chế trồng trọt, xây dựng dọc con sông. Phần bờ sông được gia cố và trồng thêm cây xanh để giảm nguy cơ sạt lở.

Tuy nhiên, vấn đề gây đau đầu nhất là quan điểm cho rằng con đập ngăn cản dòng nước chảy và số hố chứa khổng lồ đã gây nên tình trạng động đất và tổn hại đến hệ sinh thái.

Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết khu vực này có tới 776 trận động đất, mạnh nhất là 5 độ richter, trong năm 2017, tăng 60% so với năm trước đó.

Tổng số trận động đất đã gia tăng kể từ khi dự án đập Tam Điệp được khởi động. Cơ quan nghiên cứu động đất Trung Quốc cho biết trong khoảng thời gian từ 2003-2009, khi hồ chứa nước tại đập Tam Điệp được ngập đầy, số trận động đất đã tăng gấp 30 lần.

Khả năng đập thủy điện là nguyên nhân dẫn tới tình trạng động đất ở Trung Quốc cũng không chỉ được đề cập trong tình trạng đập Tam Hiệp.

Hồi tháng 6 vừa qua, Trung Quốc cũng đã gánh chịu một trận động đất lớn khiến 13 người chết và gần 200 người bị thương tại tỉnh Tứ Xuyên. Nguyên nhân được nhiều nhà khoa học đổ lỗi cho sự xô đẩy của các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu như đã từng xảy ra năm 2013 khiến khu vực 50km của dãy núi Long Môn thay đổi từ độ cao 600m lên 6.500m.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng đây là tác động từ hoạt động khai thác khí đá phiến hoặc việc khai thác thủy điện quá mức ở Tứ Xuyên cũng có thể làm suy yếu sự ổn định địa chất.

Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu thủy điện ra nước ngoài trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước hạ nguồn con sông bắt đầu từ Trung Quốc. Tình trạng xây đập thủy điện quá nhiều trên một con sông ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia hạ nguồn. Giờ đây, những tác động từ việc xây đập thủy điện đã ảnh hưởng một cách rõ ràng nhất lên ngay cả nơi khởi thủy của con sông.

RELATED ARTICLES

Tin mới