Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDã tâm của TQ: Dùng hành động, tuyên bố để che đậy...

Dã tâm của TQ: Dùng hành động, tuyên bố để che đậy âm mưu thôn tính Biển Đông

Thời gian gần đây, giới chức Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố vô lối khẳng định Bắc Kinh có “chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông” và “đây là vùng biển do tổ tiên Trung Quốc để lại”, ngang ngược kêu gọi “Việt Nam tránh hành động có thể làm phức tạp vấn đề hay làm suy yếu nền hòa bình và ổn định trên Biển Đông”… Những tuyên bố phách lối trên của Trung Quốc là nhằm che đậy và biện hộ cho những mục tiêu, những thủ đoạn và dã tâm hướng tới độc chiếm Biển Đông.

Theo giới chuyên gia, Trung Quốc cố tình tìm mọi cách vu oán, ngụy biện về vấn đề Biển Đông, đồng thời “la làng” về những tranh chấp trong khu vực là nhằm tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông, được coi là cái “cầu nối” có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vai trò quan trọng không kém so với kênh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, so với kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương cũng như eo biển Gibranta nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. Trong sự cạnh tranh này, Trung Quốc một mặt dùng sức mạnh kinh tế để “mua chuộc” các tầng lớp lãnh đạo các quốc gia ven Biển Đông; mặt khác, dùng sức ép chính trị, quân sự để đe dọa những quốc gia mà Trung Quốc cho là “cứng đầu”. Những quốc gia này đã kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc 1946 và UNCLOS 1982. Là một thành viên tham gia UNCLOS 1982, Trung Quốc đã coi Công ước này như một “vật cản” đối với âm mưu bành trướng của họ trên Biên Đông, đã phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế PCA bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”phi lý của Trung Quốc.

Tuy nhiên, chiến dịch “hỏa lực mồm” hiện nay của Trung Quốc có tám điểm khác nhau. Thứ nhất, nếu như năm 2014, Trung Quốc lén lút đưa giàn khoan HD-891 vào vùng EEZ ở ngoài khơi Quảng Ngãi của Việt Nam hòng tạo ra một sự đã rồi để cố biến một vùng không tranh chấp thành một vùng tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thì năm nay, hoạt động của tàu Haiyang Dizhi 08 của Trung Quốc nhằm nhiều mục đích cùng lúc. Năm nay, chiến thuật giả tạo vùng tranh chấp (“vùng xám”) của Trung Quốc ở phía Bắc bãi Tư Chính là hoạt động lợi dụng quy định của UNCLOS 1982 về việc “đi qua không gây hại” của các tàu thuyền phi quân sự trên vùng EEZ của nước khác. Vì vậy, mục tiêu giả tạo một “vùng xám” trong EEZ của Việt Nam vẫn là mục tiêu chính của các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ phía Trung Quốc. Bên cạnh đó Trung Quốc còn nhằm nhiều mục tiêu khác với nhiều thủ đoạn tổng hợp tinh vi hơn, quy mô hơn so với trước đây. Thứ hai, mục tiêu quấy rối, cản trở các hoat động liên doanh khai thác dầu khí của Việt Nam với các đối tác như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc một mặt tung dư luận vu cáo Việt Nam cả trên làn sóng truyền hình, phát thanh và internet toàn cầu. Mặt khác, trên thực địa, Trung Quốc không chỉ quấy rối, cản trở bằng tàu bè mà còn dùng loa phóng thanh công suất lớn gắn trên tàu Haiyang Dizhi 08 và các tàu hải cảnh liên tục phát các cảnh báo về việc các công ty nước ngoài đã “nghe lời xúi giục của Việt Nam” xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc nhằm cản trở và phá hoại các hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam trên EEZ của Việt Nam. Thứ ba, Trung Quốc muốn hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận hai vai trò quốc tế đặc biệt quan trọng, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, từ giữa năm 2018 đến nay, bộ máy truyền thông của Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động tuyên truyền bịa đặt, vu cáo Việt Nam đi đôi với các hoạt động vận động công khai và ngấm ngầm cho chủ thuyết “đường lưỡi bò” vô lý. Thứ tư, Trung Quốc đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cái gọi là “vùng nước lịch sử” bằng các thủ đoạn mới. Bên cạnh việc huy động bộ máy tuyên truyền công khai tăng dày mật độ thông tin về “đường lưỡi bò”, Trung Quốc ngấm ngầm đưa nội dung này vào các tài liệu, vật dụng… Nếu như năm 2008, Trung Quốc chỉ đưa bản đồ có hình “đường lưỡi bò” vào góc dưới bên phải màn hình trung các buổi truyền hình Olympic Bắc Kinh và năm 2014, chỉ dám đưa hình ảnh “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu dưới hình thức bóng chìm, hình nền của các trang hộ chiếu thì nay, thủ đoạn này vẫn tiếp tục được thực hiện và hơn thế nữa, đã được Trung Quốc mở rộng ra nhiều hình thức khác. Thứ năm, Trung Quốc làm phân tâm sự chú ý của thế giới đối với những diễn biến phức tạp đang diễn ra tại Hồng Công. Bịa đặt và vu cáo Việt Nam làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, Trung Quốc muốn hướng sự chú ý của dư luận quốc tế cũng như sự quan tâm của người dân Trung Quốc ra ngoài biên giới, che giấu tình hình bạo loạn ngày một gia tăng ở Hồng Công. Thứ sáu, mục tiêu này của Trung Quốc sâu xa hơn, đó là gián tiếp phá hoại việc chuẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, gây nhiễu loạn trong tâm lý người dân Việt Nam, phá hoại uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam để dễ bề thao túng, đặt điều kiện “trịch thượng” đối với Việt Nam trong hoạch định chính sách quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và các quan hệ quốc tế khác của Việt Nam nói chung. Đây cũng là việc đã trở thành quy luật bởi trước thềm các đại hội lần thứ X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đều chủ động “gây hấn” tại vùng EEZ của Việt Nam và các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách công khai và trắng trợn đã trực tiếp tạo cớ cho các thế lực phản động thù địch lợi dụng cái vỏ “chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền” để chống Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chống phá chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam, gây mất ổn định nội bộ Việt Nam. Thứ bảy, gây sức ép đối với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung để buộc những nước này phải chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có lợi cho Trung Quốc. Nếu không đạt được mục tiêu này, Trung Quốc sẽ dây dưa trong các cuộc đàm phán về COC và sẽ đổ lỗi cho Việt Nam gây cản trở tiến trình đi đến một COC bình đẳng, công bằng, chia sẻ lợi ích hợp lý phù hợp với công pháp quốc tế. Thứ tám, lợi dụng hoạt động thăm dò trái phép của tàu Haiyang Dizhi 08 trên vùng EEZ của Việt Nam làm bình phong che đậy cho các hoạt động trinh sát điện tử nhằm thăm dò hệ thống phòng thủ biển của Việt Nam. Dĩ nhiên là phía Việt Nam đã biết và đã có các biện pháp đối phó thích hợp, đã vô hiệu hóa các hoạt đông đó của phía Trung Quốc.

Trước tình hình hiện nay, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng lớn nhất, và trước hết từ các hoạt động tuyên truyền cũng như xâm phạm trên thực địa từ phía Trung Quốc, chính là chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng EEZ. Trên thực tế, các hoạt động thăm dò, khai thác hợp pháp tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam bị gây khó khăn. Các công ty nước ngoài liên doanh với Việt Nam thăm dò và khai thác tài nguyên biển trong vùng EEZ của Việt Nam bị đe dọa, bị uy hiếp, bị gây khó dễ. Tuy nhiên, khác với 5 năm trước đây, Việt Nam hiện có đủ lực lượng và phương tiện để bảo vệ an toàn và bảo đảm các điều kiện làm việc của các công ty liên doanh với Việt Nam đang thăm dò, khai thác tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam ở Biển Đông được tiếp tục tiến triển. Đối tượng thứ hai bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phi pháp, gây hấn của trung Quốc là các công pháp quốc tế. Sâu xa hơn là hòa bình, ổn định, an toàn ở Biển Đông bị đe dọa. Đây là điều mà các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới không thể chấp nhận. Và rốt cuộc, Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Đối tượng bị ảnh hưởng tiếp theo là tương lai của một COC sẽ ngày càng xa vời cũng như những nguy cơ mất ổn định ở Biển Đông sẽ gia tăng, đe dọa lợi ích của nhiều quốc gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó dẫn đến một hệ lụy là không biết đến khi nào, tình hình Biển Đông mới có thể có điều kiện pháp lý quốc tế đủ để bảo đảm hòa bình và ổn định. Và điều đó càng chứng minh một cách rất rõ ràng rằng Trung Quốc chính là nước gây ra tình hình phức tạp, gây mất ổn định và hòa bình ở Biển Đông chứ không phải nước nào khác.

Vì vậy, có thể thấy với luận điệu và cách hành xử trên thực tế, Trung Quốc đang dã tâm biến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trở thành vùng chồng lấn, tranh chấp, từ đó đòi quyền “cùng khai thác”. Mục tiêu của Trung Quốc là tìm kiếm quyền bá chủ trên Biển Đông, bao gồm cả việc khai thác tài nguyên biển trong vùng nước và thềm lục địa nằm ở khu vực mà họ gọi là “đường 9 đoạn”. Trung Quốc muốn ràng buộc tất cả các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, phải cùng phát triển tài nguyên biển, bao gồm cả việc hợp tác thăm dò khai thác dầu khí giữa các công ty dầu khí quốc gia, và loại trừ các công ty nước ngoài. Trong khi đó theo UNCLOS, đó là đặc quyền, độc quyền của Việt Nam. UNCLOS cũng quy định ngay cả nếu Việt Nam không tiến hành khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, thì cũng không một quốc gia nào khác có thể tiến hành các hoạt động này mà không có sự cho phép rõ ràng của Việt Nam. Yêu sách của Trung Quốc đã giẫm đạp lên luật pháp quốc tế. Có thể khẳng định những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian gần đây đã đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Những hành động đó phải bị lên án và ngăn chặn, bởi nếu không, nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Theo khuyến nghị của các học giả quốc tế, trong đó có giáo sư John Rennie Short thuộc trường Đại học Maryland, Mỹ, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hành vi làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông gây mất an toàn, an ninh trong khu vực, Việt Nam nên có thái độ rõ ràng trong vấn đề này. Trước hết, cần đẩy mạnh việc lên tiếng chống lại các hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông và điều này cần được công khai trên các diễn đàn quốc tế. Có một thực tế là chỉ trong vài năm gần đây, thế giới mới bắt đầu quan tâm hơn đến phản ứng của các quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Indonesia. Trước đó, tranh chấp trên Biển Đông thường được coi là “câu chuyện riêng” giữa Mỹ và Trung Quốc và thế giới thường chú tâm vào phản ứng của hai quốc gia này. Việc cung cấp chi tiết, cập nhật thường xuyên hiện trạng hoạt động của các tàu Trung Quốc và các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam trên bản đồ và các bảng số liệu sẽ giúp người dân trong nước và bạn bè quốc tế biết về hoạt động bất hợp pháp của các tàu Trung Quốc và những hoạt động đấu tranh của Việt Nam. Thế mạnh của Việt Nam là tính chính nghĩa. Vì thế, khi chủ động truyền bá quan điểm đúng đắn của mình ra thế giới, Việt Nam sẽ để nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế. Một khi cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng chỉ trích những hành vi sai trái, gây mất an toàn, an ninh ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy tham vọng của mình.

Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, trên cơ sở tuân theo luật pháp quốc tế, Việt Nam cần phản đối ngoại giao tới Bắc Kinh về hành vi xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, đồng thời tham gia các cuộc tham vấn với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này. Phản đối ngoại giao và tham vấn là cần thiết để chứng tỏ rằng Việt Nam đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, đồng thời đặt nền tảng cần thiết để nếu cần sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý theo UNCLOS.

Giáo sư Alexander Vuving, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ nhận định, cùng với thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, Việt Nam cần huy động được sự ủng hộ của các cường quốc ở khu vực và thế giới để đối phó với sức ép của nước lớn, tạo nên mặt trận quốc tế chống lại “đường 9 đoạn” phi pháp của Trung Quốc. Bên cạnh các hội nghị của ASEAN mà Việt Nam sẽ làm chủ tịch trong năm 2020 còn có Cấp cao Đông Á, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), gồm các nước ASEAN và 8 đối tác, Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ), nơi các nước lớn có tiếng nói quan trọng. Việt Nam cũng nên tận dụng các diễn đàn này để giúp đẩy thảo luận đa phương về vấn đề Biển Đông”.

RELATED ARTICLES

Tin mới