Trong bối cảnh đang phải chịu áp lực lớn từ tình hình bất ổn chính trị tại Hồng Công và cuộc chiến thương mại với Mỹ, Lãnh đạo Trung Quốc đã tranh thủ các diễn đàn quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm BRICS để thể hiện lập trường và tìm cách hạn chế các tác động tiêu cực của hai vấn đề trên.
Kêu gọi ủng hộ cho Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Công chấm dứt tình trạng bất ổn chính trị
Tranh thủ tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nước có nền công nghiệp mới nổi trên thế giới (BRICS), gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độvà Nam Phi lần thứ 11ở thủ đô Brasilia của Brasil hôm 14/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu trong đó cho biết lập trường của Chính phủ Trung Quốc đối với tình hình hiện này ở Hồng Công, nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách nhất của Hồng Công là chấm dứt tình trạng bạo lực và hỗn loạn, khôi phục lại trật tự xã hội. Ngay sau đó, giới học giả và truyền thông Bắc Kinh đã có động thái thể hiện ủng hộ và tạo hiệu ứng đối với bài phát biểu của ông Tập Cận Bình. Theo báo Trung Quốc tuyên truyền, giới nhân sĩ ở Hồng Công cho biết, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình đã “tạo ra niềm tin và ủng hộ mạnh mẽ cho Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Công chấm dứt tình trạng bạo lực và hỗn loạn”.Ông Đàm Diệu Tông, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc cho biết, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình về tình hình Hồng Công tại Hội nghị quốc tế, gửi thông điệp đến toàn thế giới rằng, quyết tâm Chính phủ Trung Quốc quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” bất di bất dịch, Trung Quốc có niềm tin bảo vệ chủ quyền, an ninh của nhà nước. Đồng thời cũng gửi thông điệp đến thế giới, Trung Quốc không cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào can thiệp vào công việc của Hồng Công.Ông Hoàng Anh Hào, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, luận sư Hồng Công cho biết, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ khiến Chính quyền Đặc khu cũng như các cơ quan thi hành pháp luật càng có niềm tin để xử lý tình hình hiện nay. Tình trạng Hồng Công đã rới vào hỗn loạn trong suốt những tháng qua. Người biểu tình không ngừng tổ chức các hoạt động tẩy chay, phản đối Chính quyền Đặc khu và xa hơn là phản đối chính sách quản lý của Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình ngày càng cực đoan và bạo động hơn, khiến Chính quyền Đặc khu và Đại lục lúng túng.
Tranh thủ kêu gọi, thúc đẩy hợp tác đầu tư mở rộng thị trường để bù đắp lại những thiếu hụt do cuộc chiến thương mại với Mỹ gây ra
Theo báo chí Trung Quốc, phát biểu tại diễn đàn cấp cao của Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm BRICS lần thứ 11, “Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định đầy đủ công tác của Hội đồng Doanh nghiệp và Ngân hàng Phát triển mới, mong hai cơ quan này phát huy tinh thần mở mang tiến thủ của nhà doanh nghiệp, phấn đấu vươn lên, góp phần lớn hơn cho phát triển kinh tế-xã hội của các nước Nhóm BRICS, đông đảo các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước đang phát triển”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định BRICS mong muốn mở cửa nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi ở mỗi nước thành viên. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa bảo hộ là mối đe dọa lớn nhất đối với thương mại và đầu tư quốc tế, đồng thời cảnh báo điều đó có thể dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định BRICS mong muốn mở cửa nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi ở mỗi nước thành viên. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa bảo hộ là mối đe dọa lớn nhất đối với thương mại và đầu tư quốc tế, đồng thời cảnh báo điều đó có thể dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tại phiên bế mạc Hội nghị Trung Quốc đã cùng Brazil, Nga, Ấn Độvà Nam Phi ra Tuyên bố chung, trong đó chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời cam kết vượt qua những thách thức lớn với chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh Mỹ áp đặt các mức thuế và triển khai hành động đơn phương.Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 11 cho rằng căng thẳng về thương mại và sự bất ổn về chính sách đã gây thiệt hại đối với niềm tin, thương mại, đầu tư và tăng trưởng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuyên bố cũng kêu gọi cải tổ WTO để đảm bảo tính hiệu quả của tổ chức này. Bên cạnh đó, các nước BRICS cũng cam kết triển khai Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và cho rằng không thể có một giải pháp quân sự đối với cuộc xung đột ở Syria. Trước đó, Trung Quốc đã ký một số văn kiện hợp tác song phương với Brazil bên lề Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 11 Nhóm BRICS. Các văn bản mới được ký kết bao gồm việc tạo điều kiện cho Trung Quốc xuất khẩu lê sang Brazil, trong khi đó, quốc gia Nam Mỹ này cũng sẽ bán dưa hấu sang thị trường quốc gia châu Á và thỏa thuận về một kế hoạch hợp tác nghiên cứu nông nghiệp tới năm 2023.