Saturday, November 16, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnLộ tài liệu Trung Quốc ‘tẩy não’ dân Tân Cương trong trại...

Lộ tài liệu Trung Quốc ‘tẩy não’ dân Tân Cương trong trại cải tạo

Các tài liệu bị rò rỉ lần đầu tiên cho thấy chi tiết về việc tẩy não có hệ thống của Trung Quốc với hàng trăm ngàn người Hồi giáo trong một mạng lưới các trại tù an ninh cao.

Chính phủ Trung Quốc nói các trại ở vùng Tân Cương là các trung tâm giáo dục và đào tạo tự nguyện.

Nhưng các tài liệu chính thức mà BBC Panorama có được cho thấy các tù nhân đã bị giam giữ, bị ép phải học thuộc lòng các thông tin truyền bá và bị trừng phạt.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã bác bỏ và nói các tài liệu này là tin giả.

Vụ rò rỉ được công bố bởi Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức này đã làm việc với 17 đối tác truyền thông, bao gồm BBC Panorama và tờ The Guardian ở Anh.

Cuộc điều tra đã tìm thấy bằng chứng mới trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh rằng các trại giam, được xây dựng trên khắp Tân Cương trong ba năm qua, là dành cho cải tạo tự nguyện để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh cho biết: “Anh có những lo ngại nghiêm trọng về tình hình nhân quyền ở Tân Cương và cuộc đàn áp leo thang của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là việc giam giữ tư pháp ngoài một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác”.

“Vương quốc Anh tiếp tục kêu gọi Trung Quốc cho phép các nhà quan sát của Liên Hợp Quốc truy cập ngay lập tức và không bị cản trở vào khu vực.”

Lưu Hiểu Minh, đại sứ Trung Quốc tại Anh cho biết các biện pháp của họ đã bảo vệ người dân địa phương và không có một cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong ba năm qua.

“Khu vực hiện có sự ổn định xã hội và sự thống nhất giữa các nhóm dân tộc. Người dân đang sống một cuộc sống hạnh phúc với ý thức về bổn phận và cũng như an ninh tốt hơn nhiều.

“Hoàn toàn phản đối với việc một số người ở phương Tây đã lên án gay gắt và bôi nhọ Trung Quốc về Tân Cương trong nỗ lực can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, phá vỡ các nỗ lực chống khủng bố của Trung Quốc tại Tân Cương và ngăn chặn sự phát triển ổn định của Trung Quốc. “

Khoảng một triệu người – chủ yếu đến từ cộng đồng người Hồi giáo Uighur – được cho là đã bị giam giữ mà không qua xét xử.

Các tài liệu bị rò rỉ của Trung Quốc, mà ICIJ gọi là “The China Cables”, bao gồm một tài liệu dài 9 trang do Chu Hải Luân, khi đó là phó bí thư của Đảng Cộng sản Tân Cương và quan chức an ninh hàng đầu của khu vực, gửi tới những người điều hành trại.

Các hướng dẫn nêu rõ rằng các trại cần được điều hành như các nhà tù an ninh cao, với kỷ luật nghiêm khắc, có hình phạt và không cho ai trốn thoát.

 Bên trong trại ‘cải tạo tư tưởng’ của Trung Quốc

Một số yêu cầu trong tài liệu:

  • “Không bao giờ có trốn trại”
  • “Thắt chặt kỷ luật và xử phạt các hành vi vi phạm”
  • “Thúc đẩy sự ăn năn, xưng tội”
  • “Học tiếng Quan Thoại là ưu tiên hàng đầu”
  • “Khuyến khích học viên thực sự biến đổi”
  • “[Đảm bảo] camera giám sát mọi ngóc ngách của ký túc xá và lớp học, không có điểm mù”

Các tài liệu tiết lộ cách mọi khía cạnh của cuộc sống của những người bị giam giữ, bị theo dõi và kiểm soát: “Học viên nên có một vị trí giường cố định, vị trí xếp hàng cố định, chỗ ngồi trong lớp học cố định và trạm làm việc cố định, và nghiêm cấm thay đổi.

“Áp dụng quy tắc hành vi và kỷ luật trong việc thức dậy, điểm danh, vệ sinh, dọn phòng, ăn, học, ngủ, đóng cửa…”

Image caption “Không bao giờ cho phép trốn trại” Image caption “Gia tăng kỷ luật và hình phạt” Image caption “Bảo mật chặt chẽ”

Các tài liệu khác xác nhận quy mô khổng lồ của khu giam giữ. Một người tiết lộ rằng hồi 2017, có 15.000 người từ miền nam Tân Cương đã bị gửi đến các trại chỉ trong một tuần.

Sophie Richardson, người phụ trách Trung Quốc của Tổ chức theo dõi Nhân quyền, cho biết tài liệu bị rò rỉ nên được các công tố viên xem xét.

Bà nói: “Đây là một bằng chứng có thể sử dụng, ghi lại hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi nghĩ có thể nói là những người bị giam giữ ít nhất là đang bị tra tấn tâm lý, bởi vì họ thực sự không biết họ sẽ ở đó bao lâu.”

Tài liệu chỉ rõ rằng những người bị giam giữ chỉ có thể được thả khi họ có thể cho thấy mình đã thay đổi hành vi, niềm tin và khả năng ngôn ngữ của họ.

Trong tài liệu có đoạn “Đề cao sự ăn năn và thú tội của các học viên để họ hiểu sâu sắc bản chất bất hợp pháp và nguy hiểm của hành vi trong quá khứ của họ”.

“Đối với những người vẫn còn hiểu biết mơ hồ, thái độ tiêu cực hoặc thậm chí có tâm lý kháng cự … tiếp tục thực hiện giáo dục chuyển đổi cho tới đạt được kết quả.”

Ben Emmerson QC, luật sư nhân quyền và là cố vấn cho Hội đồng Uighur Toàn cầu, cho biết các trại này đang cố gắng thay đổi danh tính của học viên.

“Rất khó để coi đó là điều gì khác ngoài ‘sự tẩy não’ hàng loạt được thiết kế và nhắm đến cả một cộng đồng dân tộc.

“Đó là một sự biến đổi hoàn toàn được thiết kế đặc biệt để quét sạch người Hồi giáo Uighur tại Tân Cương khỏi bề mặt Trái đất.”

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Các chuyên gia cảnh báo về “tra tấn tâm lý” đằng sau những hàng rào này

Chuyện gì xảy ra ở Tân Cương?

Trung Quốc nói rằng người dân ở Tân Cương đang theo học ở “các trung tâm đào tạo nghề” nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Nhưng các nhóm nhân quyền và Liên Hợp Quốc nói rằng Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Uighur và những người Hồi giáo khác trong các trại giam.

Ngày càng có nhiều đơn tố cáo từ Hoa Kỳ và các nước khác về hành động của Trung Quốc tại Tân Cương.

Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã cáo buộc rằng Trung Quốc “yêu cầu công dân tôn thờ chính phủ, chứ không phải Thiên Chúa” trong một cuộc họp báo ở Vatican.

 Trung Quốc tách trẻ em khỏi cha mẹ ở Tân Cương

Và vào tháng 7, hơn 20 quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền LHQ đã ký một bức thư chung chỉ trích cách đối xử của Trung Quốc đối với người Uighur và những người Hồi giáo khác.

Người Uighur là ai?

Người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) là tộc người Turk theo đạo Hồi. Họ chiếm khoảng 45% dân số của khu vực Tân Cương; 40% còn lại là người Hán.

Trung Quốc tái lập quyền kiểm soát vào năm 1949 sau khi đánh bại nhà nước Đông Turkestan tồn tại trong thời gian ngắn.

Kể từ đó, đã có sự di cư quy mô lớn của người Hán mà người Uighur lo sợ đang làm xói mòn nét văn hóa của họ.

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Em bé Uighur ở Urimqi, Tân Cương

Tân Cương chính thức được chỉ định là khu vực tự trị ở Trung Quốc, giống như Tây Tạng ở phía Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới