Saturday, November 2, 2024
Trang chủĐàm luậnThông điệp mới của Việt Nam

Thông điệp mới của Việt Nam

Chủ trương của VN là giải quyết vấn đề biển Đông bằng đàm phán, đối thoại. Tuy nhiên, giới chuyên gia hiểu rằng, ngay cả khi không đề cập chút nào đến việc kiện TQ ra tòa án quốc tế thì cũng không có nghĩa là VN không nghĩ đến việc làm này.

Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Tại Hội thảo Hội thảo quốc tế biển Đông tổ chức tại Hà Nội đầu tháng 11 vừa qua, một động thái được cho là mới, rất mới, phát ra từ phía Việt Nam. Cụ thể, ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN cho biết, có thể VN sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình ở biển Đông.

Đương nhiên, là một quan chức ngoại giao VN dày dạn kinh nghiệm, trước khi nêu ra khả năng trên, ông Lê Hoài Trung tái khẳng định chủ trương, lập trường nhất quán của VN là giải quyết tranh chấp biển Đông bằng đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Nên nhớ rằng, quan chức ngoại giao này, ông Lê Hoài Trung – còn là Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, do vậy, không thể có chuyện ông Trung bỗng dưng mà nói. Chắc chắn, ý kiến của ông đã được lãnh đạo cấp cao của VN bật đèn xanh.

Động thái mới của Hà Nội khiến dư luận đặc biệt chú ý. Giới thạo tin cho rằng, dù mới nêu ra như một khả năng, nhưng phát biểu của ông Lê Hoài Trung thể hiện lập trường cứng rắn của VN đối với TQ, sau thời gian dài kiên nhẫn, chịu đựng rất nhiều hành động ngang ngược của Bắc Kinh.

Là bởi, lâu nay, trong các quốc gia ASEAN cũng như trong nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông bao gồm VN, PLP, Mailaysia, Brunei, Đài Loan, VN là quốc gia bị TQ gây hấn nhiều nhất. Cũng chính VN là quốc gia phản ứng TQ quyết liệt nhất. Phản ứng trên thực địa, qua đường ngoại giao và đấu tranh công luận.

Tuy nhiên, dù vậy, kiện TQ ra tòa quốc tế là điều VN chưa từng đả động, dù trực tiếp hay gián tiếp. Ngay cả khi một bộ phận người dân yêu cầu nhà nước kiện TQ, thái độ của lãnh đạo VN vẫn bình tĩnh và tìm mọi cách để vận động, hóa giải, “hạ hỏa” cơn nóng giận, phẫn nộ của người dân.

Thậm chí, cách đây 6 năm, vào năm 2013, sau khi bị mất bãi cạn bãi cạnScarborough vào tay TQ, PLP tiến hành vụ kiện TQ ra Tòa Trọng tài PCA, VN cũng rất thận trọng, kín đáo về thái độ, dù ai cũng biết rằng, ngoài PLP – bên khởi kiện, VN là quốc gia quan tâm nhiều nhất đến kết quả phiên tòa. VN quan tâm vì lẽ, nhiều vấn đề PLP kiện TQ cũng chính là điều VN bất bình bấy nay, trong đó có yêu sách “ đường lưỡi bò” TQ đơn phương đưa ra và áp đặt.

Do vậy, trong phiên tòa này, nếu PLP thắng thì cũng có thể coi như VN thắng.

Đương nhiên, không kiện không có nghĩa là VN sợ TQ hoặc VN yếu về cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử.

Vấn đề nằm ở chỗ: là một nước láng giềng cận kề, có chung đường biên giới với TQ, lịch sử cho VN bài học rằng, căng thẳng với gã láng giềng vũ phu như TQ là điều không nên làm. Dù từng thắng TQ trong nhiều cuộc chiến tranh, nhưng đổ máu là điều tối kỵ. Với VN, hòa bình, ổn định mới là mục tiêu tối thượng. Đương nhiên, hòa bình phải trên cơ sở không bị xâm phạm về lợi ích, chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo.

Thế nên, chủ trương của VN là giải quyết vấn đề biển Đông bằng đàm phán, đối thoại. Tuy nhiên, giới chuyên giahiểu rằng, ngay cả khi VN không đề cập chút nào đến việc kiện TQ ra tòa án quốc tế thì cũng không có nghĩa là VN không nghĩ đến. Rất có thể khi đó, không kiện chỉ là do VN vẫn còn hy vọng vào sự xuống thang của TQ, hy vọng vào kết quả của các biện pháp đấu tranh ngoại giao.

Trước động thái cứng rắn của VN, đương nhiên, TQ khó chịu. Dù phủ nhận, nhưng Phán quyết năm 2016 của PCA về vụ PLP kiện TQ không thể không làm Bắc Kinh ê chề, mất thể diện trước cộng đồng quốc tế.

Thế nên, nếu thêm một vụ kiện nữa với khả năng thắng tới 90% thuộc về VN, Bắc Kinh sẽ nhục nhã thêm gấp bội ngay cả khi họ lại trơ tráo giở bài cũ, không công nhận kết kết quả của phiên tòa.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới