Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnMột quốc gia “không quan tâm đến lý lẽ”

Một quốc gia “không quan tâm đến lý lẽ”

Nhận định này là của Giáo sư John Rennie Short (Trường Đại học Maryland, Mỹ).Trước những hành vi leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, vị Giáo sư này bày tỏ sự lo ngại:“Những hành động sai trái của Trung Quốc đang gây tác động xấu đến toàn khu vực. Các nước cần có thái độ kiên quyết trong vấn đề này”.

Gần như suốt cả năm 2019, Trung Quốc đã liên tục có những hành động vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông. Các nước bị o ép nhiều nhất, lặp đi lặp lại phải kể đến: Việt Nam, Philippines, Malaysia… Vậy thì tại sao các nước này lại chưa tìm được tiếng nói chung. Họ còn vướng phải vấn đề gì “tế nhị”, “khó nói”? Tại sao người trong cuộc lại không lên tiếng mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn – nhất là Việt Nam – để giúp cộng đồng quốc tế hiểu thực chất vấn đề và có giải pháp ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc?

Nếu cộng đồng quốc tế cùng lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái, gây mất an toàn, an ninh ở Biển Đông, thì Trung Quốc sẽ không dễ dàng hiện thực hóa tham vọng ngông cuồng của họ. Phải vạch trần tội ác và ngăn chặn những âm mưu xấu độc về chính trị, kinh tế, quân sự ngoại giao của Trung Quốc, nhằm ngăn ngừa các nguy cơ xung đột và bất ổn trên Biển Đông.

Giáo sư Rennie Short cho rằng, muốn có các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn cái “lưỡi bò” tham lam do Bắc Kinh tưởng tượng ra, các quốc gia sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn. Bởi vì Trung Quốc là một quốc gia lớn, là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, quốc phòng phát triển khá nhanh chóng, họ ỷ vào sức mạnh đông dân, nhiều của để bắt nạt các nước trong khu vực về vấn đề Biển Đông. Nhưng khi các nước này xích lại, gắn bó với nhau hơn thì sẽ là cách tốt nhất để bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Ông Rennie Short đã có lý không ngại nói thẳng ra điều này, Trung Quốc từ lâu tỏ rõ là một quốc gia “không quan tâm gì đến lý lẽ” (!).

Điều này thể hiện ở những hành vi đơn phương tiến hành những hành động sai trái ở Biển Đông. Biểu hiện rõ nhất là gia tăng các hành động quân sự hóa, bồi đắp các đá, xây dựng sân bay, bến cảng trên các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa; cho tàu hải cảnh quấy rối, xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia, nổi bật nhất là gây rối ở khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu người Mỹ cũng bày tỏ sự băn khoăn về sự im lặng kéo dài của Nhà cầm quyền Hà Nội. Ông nói rằng, hiện không nhiều người Mỹ biết đến quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, so với những gì họ có thể tiếp cận được từ Trung Quốc.Ông mong muốn Hà Nội chủ động hơn trong việc thể hiện quan điểm đúng đắn của mình để nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế.

Nên chăng, Việt Nam cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo, diễn đàn khoa học nhằm bày tỏ thái độ của mình chống lại những hành động vừa ăn cướp vừa la làng của Trung Quốc. Cần giải quyết dứt điểm những tồn tại ở Biển Đông bằng cách đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, chống lại những hành động ngang ngược của Trung Nam Hải.

Cái cần thiết nhất trong lúc này là xây dựng một vòng pháp lý mạnh mẽ mang tính bao vây. Cái vòng “kim cô” ấy sẽ khiến cho Trung Quốc không thể nào thoát ra được. Chẳng hạn như Nhật Bản đã cùng Mỹ và các nước Anh, Pháp, Úc hợp tác để duy trì quyền tự do hàng hải trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, chống lại đòi hỏithứ “chủ quyền” vô lối. Tuy cái “vòng” này chưa có kết quả ngay lập tức, nhưng nếu không có thái độ dứt khoát, lập trường kiên định và mạnh mẽthì sẽ rất khó ngăn chặn hành động lấn lướt của Trung Quốc.

Về phía Bắc Kinh, mặc dù “không quan tâm đến lí lẽ”,phớt lờ phán quyết của Tòa án quốc tế LHQ tại Lahaye, nhưng không thể lien tục giẵm chân lên pháp luật. Họ vẫn phải dựa vào luật pháp quốc tế để “cãi” với các quốc gia liên quan trong các bối cảnh khác. Nước này từng đưa ra rất nhiều tuyên bố giải thích cho lập trường của họ về “chủ quyền lịch sử”. Họ lập luận rằng quyền lịch sử này “dựa trên tập quán luật pháp quốc tế”.

Do đó phải đặt luật pháp lên trên hết. Các nước ASEAN cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn. Từ năm 2020Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN, đây là thời cơ thuận lợi, góp phần thực hiện mục tiêu đoàn kết, chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn, vì lợi ích chung.

RELATED ARTICLES

Tin mới