Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBầu cử Hội đồng lập pháp cấp quận ở Hồng Công: Thất...

Bầu cử Hội đồng lập pháp cấp quận ở Hồng Công: Thất bại thảm hại của Chính quyền Tập Cận Bình

Kết quả bầu cử Hội đồng lập pháp cấp quận ở Hồng Công (24/11) là một cuộc “đổi màu” trên bản đồ Hội đồng lập pháp các địa phương, với những ứng viên ủng hộ dân chủ giành chiến thắng áp đảo trước các đảng thân chính quyền. Phe dân chủ chiếm đa số tại 17/18 Hội đồng cấp quận.

Tính đến 8h sáng 26/11, các ứng viên dân chủ đã giành được đa số phiếu tại phần lớn Hội đồng quận trong thành phố, chiếm 333/452 ghế, trong khi phe ủng hộ chính quyền giành được 52 ghế. Trong khi đó theo thông tin trên SCMP, phe dân chủ đã giành chiến thắng tại 17/18 hội đồng quận. Tất cả hội đồng quận đều do phe ủng hộ chính quyền kiểm soát trong cuộc bầu cử năm 2015 và phe dân chủ khi đó chỉ chiếm 100 ghế. Kết quả mới nhất này phản ánh một thực tế là ý chí của phe ủng hộ dân chủ tại Hong Kong đã được đón nhận, giới chuyên gia đánh giá.

Theo số liệu thống kê của chính quyền Hồng Công, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm 2019 đã vọt lên mức 71%, vượt quá kỳ vọng. Thông thường, tại các cuộc bầu cử hội đồng quận, tỷ lệ này chỉ đạt hơn 40%. 4 năm trước, sau khi Phong trào Ô dù năm 2014 làm gia tăng sự quan tâm của công chúng đối với các vấn đề chính trị, tỷ lệ đi bầu tăng lên 47%.

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam đã thừa nhận “kết quả bầu cử cho thấy người dân đã lo ngại trước những thiếu sót của chính quyền, với cách xử lý bất ổn hiện tại và chấm dứt tình trạng bạo lực”; khẳng định các đảng thân Trung Quốc “vẫn sẽ tiếp tục phụng sự nhân dân và hi vọng một cuộc sống bình thường, không bạo lực như những ngày qua sẽ tiếp tục được kéo dài trong những ngày tới ở Hồng Công” và cho biết bà chưa nhận được bất kỳ yêu cầu phải chịu trách nhiệm nào từ Bắc Kinh. Ngoài ra, bà Carrie Lam cũng kêu gọi những người biểu tình cuối cùng còn cố thủ trong Đại học Bách khoa Hồng Kông rời khỏi trường ôn hòa càng sớm càng tốt.

Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (25/11) cảnh báo mọi âm mưu “làm xáo trộn Hồng Công” đều sẽ thất bại. Ông Vương Nghị cay đắng cho rằng “đây không phải là kết quả cuối cùng. Chúng ta hãy cùng chờ đợi kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, sự thật hiển nhiên là bất chấp mọi diễn biến thì Hồng Công vẫn là một phần của Trung Quốc và là một đặc khu của Trung Quốc”; cho rằng “mọi âm mưu là xáo trộn tình hình Hồng Công, hay thậm chí là gây tổn hại đến sự thịnh vượng và ổn định của nơi này, đều không thể thành công”. Ông Vương Nghị trước đó cũng cáo buộc Mỹ can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nhưng không trực tiếp đề cập đến cuộc bầu cử hội đồng lập pháp cấp quận tại Hồng Công, cho rằng “nước Mỹ, thông qua luật pháp trong nước của họ, đã can thiệp một cách bừa bãi vào những vấn đề nội bộ của Trung Quốc và âm mưu làm suy yếu mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’, thịnh vượng và ổn định của đặc khu Hồng Công, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và các quy chuẩn cơ bản trong quan hệ quốc tế”.

Trong khi đó, Chủ tịch đảng Dân sự Leong kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách về Hồng Công; đồng thời khẳng đính nếu đảng Cộng sản Trung Quốc không làm gì để giải quyết các mối quan tâm của người dân Hồng Công, thì phong trào này không thể chấm dứt.

Theo giới quan sát, chiến thắng tại hòm phiếu nhiều khả năng sẽ thúc đẩy phong trào dân chủ ở Hồng Công, vốn đang gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng giữa biểu tình ôn hòa và bạo lực, đạt được các mục tiêu đề ra. Nó cũng có thể làm trầm trọng hơn những thách thức đối với chính quyền trung ương Trung Quốc, bên đang muốn kiềm chế tình trạng bất ổn tại đặc khu. Mặt khác, kết quả còn có thể mang lại cho cư dân Hồng Công tiếng nói lớn hơn trong vấn đề lựa chọn chính phủ. Chuyên gia Joseph Cheng, cựu Giáo sư Đại học Thành phố Hong Kong, từng dự đoán các ứng viên ủng hộ dân chủ sẽ khó lòng giành được thắng lợi áp đảo. Những ứng viên ủng hộ Bắc Kinh được hỗ trợ tài chính tốt hơn và các cuộc đua cấp quận thường chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính địa phương, không phải các câu hỏi lớn như tính dân chủ.

Trong khi đó, Kenneth Chan, chuyên gia về chính trị và nhà nước tại Đại học Baptist, Hong Kong, tỷ lệ hơn 70% cử tri đi bầu cho thấy rõ ràng mong muốn của người dân đặc khu đối với dân chủ và họ “dựa vào cuộc bầu cử này để tìm ra lối thoát khỏi bế tắc”. Cùng quan điểm trên, Lawrence Reardon, Phó Ggiáo sư khoa học chính trị tại Đại học New Hampshire, chuyên gia về chính trị Trung Quốc, gọi tỷ lệ cử tri đi bầu vào hôm qua là con số “phi thường”, nhấn mạnh cuộc bỏ phiếu vừa qua chứng tỏ các cử tri, cả già lẫn trẻ, đang ủng hộ phong trào dân chủ; tuy nhiên chuyên gia Lawrence Reardon lưu ý đến việc cử trị không có cơ hội bỏ phiếu bầu Trưởng Đặc khu.

Đáng chú ý, có nhiều ý kiến nhận định kết quả yếu kém của các đảng phái ủng hộ chính quyền trong cuộc bầu cử hội đồng quận là bằng chứng cho thấy hành động ủng hộ dự luật dẫn độ đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của họ trong mắt công chúng. Nó còn cho thấy khả năng giới hạn của họ trong việc thuyết phục cử tri dù nhận được nhiều hỗ trợ từ Trung Quốc đại lục.

Được biết, các Hội đồng cấp quận ở Hong Kong có nhiệm kỳ 4 năm, không có thẩm quyền lập pháp, cũng không có khả năng tác động đến chính sách xã hội của đặc khu. Tuy nhiên, trong cơ cấu chính trị của Hong Kong, việc tham gia các hội đồng cấp quận là cách có thể tác động đến việc bầu chọn các nghị sĩ Hội đồng lập pháp và Ủy ban bầu cử lãnh đạo đặc khu. Hội đồng chọn ra trưởng đặc khu gồm 1.200 thành viên, nhưng 18 quận chỉ đóng góp 117 người, chiếm chưa đầy 1/10. Hơn 1.090 ứng cử viên sẽ chạy đua cho 452 ghế tại 18 quận của Hồng Công trong đợt bầu cử lần này. Số ứng viên tuy nhiều, thuộc các đảng khác nhau, nhưng về cơ bản chỉ có hai phe: phe thân chính quyền trung ương Bắc Kinh và phe ủng hộ dân chủ cho Hồng Công.

RELATED ARTICLES

Tin mới