Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnKhông cho phép quốc gia nào đơn phương làm luật ở biển...

Không cho phép quốc gia nào đơn phương làm luật ở biển Đông !

Các nước ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).Chính Trung Quốc luônluôn cao giọng về việc cần sớm ban hành bộ quy tắc này để tạo sự đồng thuận, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên, hôm 24/11 vừa qua, Philip S. Davidson – Chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ đã có lời cảnh báo đáng chú ý.

Ông Davidson nói tại Diễn đàn An ninh quốc tế Halifax ở Canada. Theo ông COC khi được ban hành phải đạt được một yêu cầu quan trọng là: không làm hạn chế quyền tự do hàng hải, khả năng hoạt động trên biển, hoạt động thương mại và chương trình tập trận của các nước trong khu vực. Bởi nếu không sẽ sa vào bẫy củaTrung Quốc – dùng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông như một công cụ để “viết lại” trật tự khu vực.

Điều mà ông Davidson chỉ ra không hề “oan” cho Bắc Kinh, bởi trong nhiều năm qua, trên biển Đông, Trung Quốc gia tăng các hoạt động phi pháp trong tất cả các lĩnh vực từ đánh cá, nghiên cứu khoa học đến thăm dò khai thác dầu khí với những động thái và mức độ khác nhau.

Hàng năm vào các tháng 6 và 7, Trung Quốc tái áp đặt lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông. Trong thời gian này, tàu ngư chính ngang nhiên vây bắt, xử phạt nặng ngư dân các nước bị coi là vi phạm lệnh cấm. Kể từ năm 2010, Trung Quốc cử tàu ngư chính ra khu vực quần đảo Trường Sa để hộ tống, hỗ trợ ngư dân Trung Quốc khai thác hải sản và bắt giữ ngư dân nước khác.  

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Trung Quốc đầu tư một khoản tài chính khổng lồ 22 triệu USD cho dự án nghiên cứu biển sâu ở Biển Đông. Về thăm dò, khai thác dầu khí, ngoài việc đầu tư lớn, Trung Quốc tìm mọi cách đe dọa, gây sức ép với các tập đoàn dầu khí nước ngoài, buộc họ rút khỏi các dự án trong khu vực.

Thống nhất với nhận định củaChỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ, tờ The Nikkei dẫn nguồn tin nội bộ chính phủ Nhật Bản cho hay: dự thảo COC mới nhất đã xuất hiện những nội dung cản trở, bó tay các nước khác trong khu vực.Cụ thể, Trung Quốc đặt ra ba yêu cầu cơ bản về COC: Một là, không chịu ảnh hưởng từ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS); hai là,các cuộc tập trận quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực phải được sự đồng ý trước của tất cả bên ký COC; ba là,không hợp tác khai thác tài nguyên với các nước bên ngoài khu vực.

Nếu tuân thủ các yêu cầu đó, các đơn vị kinh tế của các quốc gia thuộc ASEAN có thể bị yêu cầu phải được sự chấp thuận của Trung Quốc mới được quyền hợp tác quân sự với các nước ASEAN. Thật là một quy định nhố nhăng, can thiệp thô bạo công việc của nước khác, dưới vỏ bọc tôn trọng cái gọi là “quy tắc” ứng xử.

Rõ ràng Trung Quốc muốn trói buộc ASEAN vào những quy định có lợi cho mình, có hại cho người khi loại bỏ hoặc hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài về biển Đông.

Theo các nhà phân tích, ASEAN phải rất thận trọng khi xem xét các yêu cầu “khách quan”, “vô tư”, hướng tới “đại cục” của Bắc Kinh. Không thể chấp nhận các điều kiện này, vì chúng sẽ vô hiệu hóa phán quyết của Tòa trọng tài LHQ tại Lahaye, năm 2016. Đồn thời các “điều kiện” vô lý này cũng sẽ xóa bỏ ảnh hưởng của Mỹ và đồng minh với khu vực.

Trước âm mưu của Bắc Kinh, GS luật quốc tế Atsuko Kanehara thuộc Đại học Sophia, Nhật Bản,thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Rằng Trung Quốc “muốn đơn phương cưỡng ép thay đổi luật pháp quốc tế”. Bà giải thích: Về mặt nguyên tắc, luật quốc tế được tạo ra dựa trên sự đồng ý của các quốc gia có chủ quyền. Không cho phép quốc gia nào đơn phương viết ra luật quốc tế (!).Mọi biểu hiện không dựa trên luật pháp quốc tế là “đáng lên án”.

Đến hiện tại Nhật Bản dù kỳ vọng COC sớm được áp dụng, tuy nhiên văn kiện này “phải đủ mạnh để buộc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế”. ASEAN phải xây dựng một vòng pháp lý mạnh mẽ mang tính bao vây mà Trung Quốc không thể nào thoát ra được.

Với mục tiêu nêu trên, COC khôngdừng lại ở những cam kết của các bên thực hiện các nguyên tắc khung, mà phải xác định rõ những hành vi không được phép tiến hành ở Biển Đông vì vi phạm luật pháp quốc tế. Cho dù Bắc Kinh có nhiều âm mưu và thủ đoạn rất tinh vi, khéo léo dọn đường đến đâu, các nước ASEAN cũng cần tỉnh táo, xem xét kỹ lưỡng, chớ vì yêu cầu sớm ban hành COC mà “mua dây buộc mình”, tạo cớ cho Trung Quốc tiến hành các hoạt động vô pháp thành… hợp pháp.

RELATED ARTICLES

Tin mới