Vào tháng 10, một kênh truyền thông của Mỹ đưa tin, chính quyền Trung Quốc đã thuê đảo Tulagi của Quần đảo Solomon, nằm ở phía đông bắc Australia, nơi được đánh giá cao vì có một bến cảng nước sâu. Nhưng sau đó, chính phủ Solomon tuyên bố hợp đồng thuê đảo đó là bất hợp pháp, vì đó chỉ là quyết định của chính quyền địa phương. Vụ việc đã gióng một hồi chuông cảnh báo cộng đồng quốc tế, vì chính phủ Solomon trở nên cảnh giác chỉ sau hơn một tuần chuyển hướng quan hệ từ Đài Loan sang Trung Quốc.
Dường như Trung Quốc đã đề nghị đầu tư vào Quần đảo Solomon nhằm khích lệ chính quyền nước này chuyển hướng ngoại giao. Có tin đồn rằng nước này được viện trợ một gói trị giá 500 triệu đô la, với một số mục tiêu chưa xác định – vượt xa một số dự án của Đài Loan, trong đó có sân vận động quốc gia mới ở thủ đô Honiara mà Trung Quốc cam kết tiếp tục thực hiện. Một công ty Trung Quốc cũng mở lại một mỏ khai thác vàng ở Solomon dù nhiều người coi nó không có khả năng kinh tế mà dự án chỉ nhằm phô trương.
Trung Quốc sẽ tiếp tục một số dự án của Đài Loan, chẳng hạn như việc xây dựng sân vận động chính cho Thế vận hội Thái Bình Dương 2023 ở Honiara (ảnh: Fumi Matsumoto).
Loại hình đầu tư này của Trung Quốc đã khiến các quan chức chính phủ Úc và Mỹ lo ngại. Họ sợ rằng chính quyền Bắc Kinh đang giăng ngoại giao ‘bẫy nợ’, sử dụng các hoạt động cho vay làm mồi nhử để nhấn chìm các quốc gia Thái Bình Dương vào các khoản nợ không bền vững và sau đó những nước nhỏ hơn buộc phải hoán đổi các khoản nợ bằng những nhượng bộ địa chính trị, từ cho thuê cảng đến nhượng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trung Quốc đang giăng ngoại giao bẫy nợ ở Thái Bình Dương
Học giả Alexandre Dayant thuộc Viện Lowy trong một bài đăng tải trên Nikkei cho rằng, nếu Trung Quốc đang giăng ‘ngoại giao bẫy nợ’ ở Thái Bình Dương, sẽ có 4 giả thiết như sau: Đầu tiên, Trung Quốc sẽ khiến rủi ro nợ bền vững trong khu vực gia tăng, có nghĩa là các nước sẽ khó đáp ứng nghĩa vụ hoàn nợ. Thứ hai, Trung Quốc sẽ thể hiện họ có ưu thế chi phối là chủ nợ chính hoặc là nguồn cho vay mới đối với Thái Bình Dương. Thứ ba, các khoản vay của Trung Quốc sẽ đắt hơn nhiều so với các nhà cho vay chính khác. Và cuối cùng, dự kiến các khoản vay của Trung Quốc sẽ phân phối lệnh tới các nước đã vốn đối mặt với các rủi ro nợ tăng cao.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Lowy, do các học giả Alexandre Dayant và Roland Rajah cùng Jonathan Pryke đồng thực hiện, đã xem xét những câu hỏi này, và đánh giá tác động của các khoản vay Trung Quốc đối với tính bền vững nợ công của Thái Bình Dương hiện tại và trong tương lai bằng cách thu thập những dữ liệu từ Bản đồ Viện trợ Thái Bình Dương (Pacific Aid Map) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Trung Quốc vẫn chưa trở thành chủ nợ chính của Thái Bình Dương, các nhà tài trợ truyền thống như Ngân hàng Thế giới (World Bank) hoặc Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank), vẫn là nhà cung cấp khoản vay chi phối cho khu vực, chiếm 53% tổng số khoản vay được phân phối.
Trên thực tế, các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh thường thông qua các ngân hàng thương mại Trung Quốc theo lãi suất thị trường, và dường như ở Thái Bình Dương, Bắc Kinh thận trọng hơn. Phần lớn các khoản cho vay tại khu vực này do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc quản lý, với các điều khoản hào phóng hơn nhiều và chỉ đắt hơn một chút so với các nhà cho vay truyền thống ở Thái Bình Dương.
Mặc dù giá trị và chất lượng của các dự án có vốn vay từ Trung Quốc có thể bị nghi ngờ, nhưng các điều khoản của thỏa thuận cho vay chẳng hạn như lãi suất, thời gian gia hạn và giai đoạn trả nợ … tất cả đều được thể hiện hợp lý.
Đối với câu hỏi liệu các khoản vay của Trung Quốc phân phối lệnh tới các nước vốn đã đối mặt với các vấn đề nợ tăng cao? Theo các học giả, 90% các khoản vay của Trung Quốc trao cho các quốc gia có vùng hấp thụ các khoản nợ như vậy. 10% còn lại là các khoản vay được thực hiện đối với các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ, điều này báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn đối với các hoạt động cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc. Chiến lược có chủ ý này có thể cho thấy việc thiếu các cơ chế thể chế mạnh mẽ để ngăn chặn khả năng cho vay không bền vững.
Rốt cuộc, các quốc đảo Thái Bình Dương đã hoàn nợ bằng các quyết định liên quan đến chủ quyền, do phần lớn các quốc gia trong khu vực đã nghĩ rằng Trung Quốc cho vay nhanh hơn phương Tây. Dữ liệu của Viện Lowy cho thấy, Papua New Guinea và Vanuatu đã mắc nợ Trung Quốc kể từ năm 2016. Trung Quốc đã đóng một vai trò không thể coi thường trong bối cảnh cho vay rủi ro này.
Thực tế là Bắc Kinh đã bắt đầu thận trọng hơn khi thực hiện các tác động tới tính bền vững nợ tiềm tàng của chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường. Năm ngoái, Bắc Kinh đã hỗ trợ một trung tâm đào tạo IMF giúp cải thiện năng lực quản lý nợ của các quốc gia liên quan đến BRI. Đầu năm nay, Trung Quốc cam kết Nguyên tắc Hoạt động của G-20 về Tài chính Bền vững và Nguyên tắc G-29 về Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Chất lượng. Theo các nhà nghiên cứu, Trung Quốc buộc phải có các bước đầy đủ hơn trong các tổ chức tài chính và trong tất cả các hoạt động cho vay, nếu muốn tránh khỏi việc bị kết tội giăng bẫy nợ.