Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐàm luậnCông dã tràng

Công dã tràng

Người Việt Nam có câu: “Dã tràng se cát biển Đông/Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”. Câu ngạn ngữ này mượn hình ảnh con dã tràng hì hục se cát trên bãi biển, thế rồi chỉ một con sóng nhẹ xô bờ là tất cả các “lâu đài” của chúng sụp đổ. Gần đây có câu chuyện về những “lâu đài” san hô tôn bồi đang tan theo bọt sóng Biển Đông. Đó là các thực thể (đá) được Trung Quốc tôn tạo trái phép đang mòn dần, vỡ ra từng mảng, chìm dần dưới lớp sóng xanh.

Tạp chí The National Interest mới đây đăng bài của chuyên gia quân sự David Axe, cho hay: Từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, phá huỷ nghiêm trọng môi trường và cảnh quan tự nhiên của các quần thể san hô ở đáy biển để bồi đắp bảy đátrở thành bảy đảo.

Tính ra,Trung Quốc đã mở rộng thêm khoảng 12.000 km2 trên khắp bảy cấu thực thể nhân tạo, với hàng loạt thiết bị cảm biến tầm xa, cơ sở hạ tầng cảng biển, đường băng, và các kho nhiên liệu. Đó là một hành động bất chấp pháp luật, bất chấp cam kết trên danh nghĩa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2015 là không quân sự hóa các đảo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từng tuyên bố: các cơ sở hạ tầng phòng thủ cần thiết này được cung cấp chủ yếu để đảm bảo an toàn hàng hải và cứu trợ thiên tai.

Trung Quốc là vậy, nói một đằng làm một nẻo. Hành động của họ đã bị các quốc gia liên quan và Liên hợp quốc lên án ngay từ đầu và yêu cầu phải dừng ngay. Đặc biệt là Hoa Kỳ thường xuyên điều tàu chiến di chuyển qua khu vực chung quanh các công trình quân sự của Bắc Kinh, nhằm thực thi quyền tự do hàng hải khẳng định vai của một cường quốc ở biển Đông. 

Mặc cho các hành động phi pháp bị phản đối, Bắc Kinh vẫn phớt lờ và đổ không biết bao nhiêu tiền của cho việc lấn biển, mở rộng diện tích quần đảo mà họ tự nhận là Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam).Chiến thuật đoản kỳ của Trung Nam Hải là “mềm nắn rắn buông”, nhưng chiến lược trường kỳ của họ là tiếp tục bền bỉ chính sách “tàm thực” (tằm ăn dâu).

Trung Quốc không dại gì tôn bồi các đá cốt chỉ để nới rộng diện tích trên cái “nền” của “đường lưỡi bò” vô thiên vô pháp trên biển. Ngay sau khi đá vừa ngoi khỏi mặt nước biển,đã được xây dựng các công trình quân sự, sân bay, hải cảng và hệ thống kho tàng, vũ khí. Tức là đi liền với bồi đắp đảo trái phép là các hoạt động quân sự hóa, nhằm khẳng định chủ quyền và đe dọa chiến tranh, củng cố tham vọng chủ quyền trên biển Đông

Bộ Quốc phòng Trung Quốc coi bảy hòn đảo nhân tạo là những “tàu sân bay không thể chìm”. Đây sẽ là hậu phương của tiền phương, là điểm dừng chân, là nơi cung cấp nhiên liệu, vũ khí cho hải quân Trung Quốc khi xảy ra chiến sự trên biển.Trongsố bảy đảo nhân tạo thì khu vực đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập được Bắc Kinh đánh giá là mang tầm quan trọng chiến lược. 

Mặc dù hết sức hi vọng vào “hậu phương” mới này nhưng theo những thông tin mới nhất từ các chuyên gia kinh tế và quân sự: nền móng của các thực thể đang suy yếu dần do những tác động rất khắc nghiệt của thời tiết và môi trường ở đây.Chỉ cần một trận bão lớn các công trình trên đảo sẽ đổ sập và cuốn theo tất cả các công trình quân sự vừa mọc lên.

Nền móng của các đảo nhân tạo cũng đang sụt lún, nhất là phần móng có hiện tượng mỏng ra như xốp dưới tác động của thời tiết. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nắm được những thông tin đáng buồn này. Tuy nhiên, thay vì “bỏ của chạy lấy người”, vừa bớt ném tiền thêm vào hư vô vừa được tiếng của kẻ lạc lối đã tỉnh ngộ, Bắc Kinh chủ trương tiếp tục gia cố, tổ chức nâng cấp và cải tiến khả năng quân sự của các thực thể. Tháng 11 vừa qua Trung Quốc đã triển khai một khinh khí cầu do thám trên đá Vành Khăn. 

Chuyên gia quân sự Joseph Trevithick cho biết: Một khinh khí cầu trang bị radar sẽ mang lại khả năng do thám ít tốn kém nhưng vẫn hiệu quả các hoạt động trên đảo Vành Khăn. Radar này có thể phát hiện kịp thời các tên lửa và máy bay tầm thấp của đối phương. 

Dù có cố gắng đến đâu, hành động biến không thành có của Trung Quốc cũng không cưỡng lại nổi quy luật của thiên nhiên. Rõ ràng Bắc Kinh đang không thuận cả lẽ đời và lẽ trời. Những con dã tràng khổng lồ vẫn ngày ngày đội cát. Sập lại dựng. Dựng lại sập. Biết bao tiền của trôi theo sóng nước. Vì một mưu đồ lớn mà họ bất chấp quy luật và đạo lí.

RELATED ARTICLES

Tin mới