Saturday, January 18, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại phản ứng của các bên liên quan trong những diễn...

Nhìn lại phản ứng của các bên liên quan trong những diễn biến có xu hướng leo tháng trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đề ra thời hạn cuối năm nay cho Tổng thống Donald Trump để đưa ra những nhượng bộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau ba lần kể từ thời điểm đó, song thỏa thuận hạt nhân Triều Tiên đến nay vẫn không có tiến triển. Một số nhà ngoại giao và các nhà phân tích lo ngại rằng Triều Tiên có thể tiếp tục thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân như từng làm vào năm 2017. Các nước đã ngay lập tức đưa ra các phản ứng trước các động thái của Triều Tiên.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump

(1) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa, khẳng định nước này đang có nguy cơ đánh mất tất cả mọi thứ. Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Trump nhắc đến thỏa thuận phi hạt nhân hóa mà Mỹ và Triều Tiên đạt được tại Singapore. Tổng thống Donald Trump cho rằng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không muốn phá vỡ quan hệ với ông hay can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2020. “Kim Jong-un biết tôi có một cuộc bầu cử sắp tới. Tôi không nghĩ ông ấy muốn can thiệp vào điều đó, nhưng chúng ta sẽ chờ xem. Tôi nghĩ ông ấy muốn thấy điều gì đó xảy ra. Mối quan hệ rất tốt, nhưng có một sự thù địch nhất định, không nghi ngờ gì về điều đó”, Tổng tống Donald Trump nói với phóng viên tại Nhà Trắng.

(2) Với vai trò là nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 12, Mỹ đã quyết định triệu tập một cuộc họp hôm 11/12 để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và khả năng một cuộc khiêu khích “leo thang” của Triều Tiên sau khi nước này tiến hành thử nghiệm quan trọng tại địa điểm phóng vệ tinh Sohae. Hội động Bảo an Liên hợp quốc là nơi mà các nước thường xuyên thảo luận và đưa ra các nghị quyết lên án, trừng phạt Triều Tiên do liên quan đến chương trình hạt nhân tên lửa của nước này. Trong hai năm gần đây, đặc biệt sau các cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 và lần 2 giữa ông Trump và Kim Jong-un, các nghị quyết lên án Triều Tiên tại Liên hợp quốc cũng giảm bớt.

(3) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in ngày 7/12 đêt bàn thảo về tình hình Triều Tiên, hai bên nhất trí rằng tình hình Triều Tiên đang nghiêm trọng và nên thúc đẩy đàm phán. Bình Nhưỡng đã nhiều lần cảnh báo không muốn tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán vô ích với Washington, đồng thời đe dọa nếu chính quyền Trump không thay đổi cách tiếp cận “thù địch”, họ sẽ có các biện pháp đáp trả. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc đã hoãn các cuộc tập trận thường niên để tránh những phản ứng từ Triều Tiên, động thái mà cả Mỹ và Hàn Quốc đều cho là thể hiện thiện chí đối với tiến trình đàm phán.

(4) Mỹ (7/12) đã điều động máy bay trinh sát tới không phận thủ đô Seoul và các địa phương lân cận để giám sát những động thái tiếp theo của Triều Tiên. Trang theo dõi hàng không dân sự Aircraft Spots ngày 9/12 cho biết một máy bay trinh sát Rivet Joint (RC-135W) của Không quân Mỹ đã bay trên không phận thủ đô Seoul và các địa phương lân cận ở độ cao 9.448,8m. Rivet Joint là máy bay trinh sát thông tin chủ lực của Không quân Mỹ. Quân đội Mỹ điều động máy bay này được phân tích là nhằm theo dõi, giám sát các động thái quân sự của Triều Tiên. Trước đó, máy bay trinh sát này đã bay trên không phận bán đảo Hàn Quốc ngày 2 và 5/12 vừa qua.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

(1) Ngày 4/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức cuộc họp kín, thảo luận về tình hình Triều Tiên. Tuy Hội đồng bảo an không công bố nội dung thảo luận, nhưng sau đó 6 nước châu Âu (gồm Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Ba Lan và Estonia) đã ra tuyên bố chung lên án Triều Tiên. Trước đó, các nước này từng nhiều lần đề nghị triệu tập cuộc họp Hội đồng bảo an để đối phó với động thái phóng tên lửa của miền Bắc, và ra tuyên bố chỉ trích Bình Nhưỡng. Hồi tháng 10, các nước này cũng từng ra tuyên bố chung lên án mạnh mẽ Bắc Triều Tiên, kêu gọi nước này dừng ngay các động thái khiêu khích. “Triều Tiên đã thực hiện 13 vụ phóng tên lửa đạn đạo kể từ tháng 5 và tiếp tục vận hành chương trình hạt nhân của mình”, Anh, Pháp, Ba Lan, Bỉ và Đức cho biết trong một tuyên bố, kêu gọi Bình Nhưỡng tham gia các cuộc đàm phán có ý nghĩa với Washington về phi hạt nhân hóa.

(2) Hội đồng bảo an đang xúc tiến tổ chức phiên thảo luận tình hình nhân quyền Triều Tiên vào ngày 10/12, Ngày Nhân quyền thế giới. Phiên thảo luận này do Mỹ, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an trong tháng 12 và ba nước Anh, Pháp, Đức khởi xướng. Các nước sẽ tiến hành bỏ phiếu để quyết định có mở cuộc họp hay không. Điều kiện tổ chức phiên họp là phải có sự tán thành của nhiều hơn 9 trên 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an và không nước thành viên thường trực nào sử dụng quyền phủ quyết. Triều Tiên đang phản đối gay gắt phiên thảo luận này. Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song đã ra tuyên bố bằng email gửi lên Hội đồng Bảo an, cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phán ứng quyết liệt. Tuyên bố này chỉ trích thảo luận về vấn đề nhân quyền Triều Tiên tại Liên hợp quốc dựa trên chính sách thù địch của Mỹ đối với miền Bắc. Điều này sẽ gây tổn hại tới tiến trình giảm nhẹ căng thẳng và giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc.

Chính quyền Bình Nhưỡng

(1) Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song hôm 7/12 tuyên bố phi hạt nhân hóa đã bị xóa khỏi bàn đàm phán và các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ là không cần thiết. “Chúng tôi không cần phải có các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ và phi hạt nhân hóa đã không còn trên bàn đàm phán”, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Kim Song cho biết trong thông báo hôm 7/12. Song nói thêm rằng kêu gọi đối thoại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là “mánh khóe tiết kiệm thời gian” để phù hợp với chương trình nghị sự trong nước, đề cập đến chiến dịch tái tranh cử của Trump.

(2) Bình Nhưỡng ngày 7/12 đã tiến hành một vụ thử “rất quan trọng” tại bãi phóng Sohae. Người phát ngôn Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng Triều Tiên nêu rõ thử nghiệm thành công này có ý nghĩa rất lớn đối với Ủy ban Trung ương Đảng lao động Triều Tiên. Kết quả cuộc thử nghiệm sẽ có tác động cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi “vị trí chiến lược” của Triều Tiên trong tương lai gần. Vụ phóng được thực hiện từ bãi phóng vệ tinh Sohae ở Tongch’ang-ri, huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, bản tuyên bố cho biết. Địa điểm này nằm sát biên giới phía Bắc của Triều Tiên với Trung Quốc.

(3) Ngày 28/11, Triều Tiên đã phóng hai pháo phản lực siêu lớn. Đây là động thái khiêu khích vũ khí thứ 13 của Triều Tiên trong năm 2019 và là lần thứ 4 Triều Tiên phóng pháo phản lực siêu lớn. Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cấm Triều Tiên phóng vũ khí tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Mỹ không đánh giá nghiêm trọng các vụ phóng thử vũ khí của Triều Tiên. Nhưng gần đây, Washington đã phản ứng quyết liệt khi liên tục điều động máy bay trinh sát tới bán đảo Hàn Quốc để giám sát các động thái của Bình Nhưỡng.

RELATED ARTICLES

Tin mới