Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ - Mỹ thống nhất giai đoạn một của thỏa thuận thương...

TQ – Mỹ thống nhất giai đoạn một của thỏa thuận thương mại

Chính phủ mới của Sri Lanka muốn Trung Quốc trao lại cảng Hambantota vốn đã được giao 2 năm trước để trang trải các khoản nợ, nhưng cơ hội lấy lại cảng nước sâu này có vẻ rất mong manh. Hambantota nằm ở trung tâm tuyến vận tải biển nhộn nhịp thuộc miền Nam Sri Lanka – nơi từng được coi là biểu tượng cho chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc.

Ông Gototti Rajapaksa, em trai của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa (hiện giữ chức Thủ tướng) đã được bầu làm Tổng thống Sri Lanka vào tháng 11-2019 sau một chiến dịch mà ông hứa sẽ hủy bỏ thỏa thuận về cảng Hambantota. “Tình huống lý tưởng là quay lại hiện trạng cũ. Chúng tôi sẽ hoàn trả khoản vay theo cách chúng tôi đã đồng ý ban đầu vào thời điểm thích hợp mà không có bất kỳ sự xáo trộn nào”, ông Ajith Nivard Cabraal, cựu Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Sri Lanka (hiện là cố vấn kinh tế của chính phủ mới) bày tỏ.

Vì sao phải thỏa thuận lại?

Nợ của Sri Lanka hiện tại là 78% GDP – một trong những tỷ lệ cao nhất ở Nam và Đông Nam Á. Từ năm 2010 đến 2015, Trung Quốc đã cho nước này vay khoảng 5 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm sân bay Mattala và cảng Hambantota. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2018 số tiền mà Sri Lanka vay của Trung Quốc đã đạt 8 tỷ USD. Nhưng từ tháng 12-2017, Sri Lanka đã không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc và đã buộc phải bàn giao cảng Hambantota chiến lược cho chủ nợ tiếp quản. 85% cổ phần tại cảng Hambantota đã thuộc về Công ty China Merchants Port Holdings, thời hạn thuê là 99 năm, để đổi lấy khoản giảm nợ 1,1 tỷ USD. Thỏa thuận này đã khiến Ấn Độ lo ngại Bắc Kinh – đối thủ địa chính trị của họ – sẽ sử dụng nó cho mục đích quân sự.

Swaran Singh, một giáo sư về ngoại giao ở New Delhi cho biết, các chính phủ mới lên có xu hướng đàm phán lại các thỏa thuận nằm trong Sáng kiến Vành đai và con  đường với Trung Quốc. Sở dĩ vậy vì họ muốn đấu tranh cho lợi ích quốc gia, đồng thời cũng muốn đặt dấu ấn cá nhân để làm nổi bật đóng góp trong quá trình phát triển đất nước.

“Tôi luôn cho rằng chính phủ Sri Lanka phải kiểm soát được tất cả các dự án quan trọng chiến lược như cảng Hambantota, chứ không phải Trung Quốc. Rồi thế hệ sau của đất nước này sẽ nguyền rủa chúng ta vì đã cho đi những thứ quý giá”.

Tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa

Trong khi đó, Giáo sư Sufian Jusohm tại Đại học Quốc gia Malaysia nhận định, nếu muốn sửa đổi thỏa thuận, Chính phủ Sri Lanka cần đưa ra cho Trung Quốc một giải pháp thay thế. “Bên Sri Lanka có thể thu hồi hợp đồng cho thuê cảng, nhưng có nguy cơ phải trả tiền bồi thường cho công ty Trung Quốc. Ngoài ra, nó sẽ dẫn đến một cuộc xung đột ngoại giao với Bắc Kinh” – Giáo sư Sufian Jusohm bày tỏ quan điểm. 

Nhận xét về xu hướng này, Giáo sư Du Youkang tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải) cho rằng, mong muốn của Tổng thống Gototti Rajapaksa về việc xem xét lại thỏa thuận cho thuê cảng do mối quan tâm về chính trị trong nước hơn là kinh tế.

Tuy nhiên, bất kể các thỏa thuận được sửa đổi như thế nào, rõ ràng là chính sách ngoại giao của Sri Lanka đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. “Lý do là họ luôn cần những khoản đầu tư của Trung Quốc. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để có thể nói rằng liệu các nỗ lực đàm phán lại sẽ gây tổn hại đến quan hệ song phương hay cản trở kế hoạch triển khai Sáng kiến Vành đai và con đường hay không” – Giáo sư Du Youkang nói.

ảnh 2

Tân Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa

Cơ hội mong manh 

Thị trấn Hambanota nằm ở vị trí rất chiến lược, chỉ cách tuyến vận tải đường biển sống còn trên Ấn Độ Dương vài hải lý về phía Bắc. Đây cũng là tuyến vận tải đường biển mà hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua. Có được cảng biển này, Trung Quốc sẽ xâu kết thành “Con đường tơ lụa trên biển”, tạo ra một hành lang biển xuyên suốt từ Trung Quốc qua Đông Nam Á tới hệ thống các cảng do Trung Quốc đầu tư tại châu Phi, trước khi qua Trung Đông và châu Âu. Chưa rõ Tổng thống Sri Lanka sẽ đàm phán với phía Trung Quốc thế nào về việc lấy lại cảng, nhưng cho đến nay, Bắc Kinh không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ suy nghĩ lại về kế hoạch của mình. Thay vào đó, Trung Quốc đề xuất các kế hoạch phát triển cảng cần được đẩy nhanh.

Hôm 2-12, nhà ngoại giao Trung Quốc Wu Jianghao đã hội kiến Tổng thống Gototti Rajapaksa để chúc mừng ông đã giành chiến thắng trong bầu cử. Một thông tin về cuộc hội kiến đã được Tân Hoa xã nhắc đến là: “Hai nước nên đẩy nhanh việc thực hiện hợp tác trong các dự án kinh tế lớn, bao gồm thành phố cảng Colombo và cảng Hambantota dựa theo những thỏa thuận hiện có”. 

Sri Lanka không phải là quốc gia duy nhất ở Nam Á và Đông Nam Á, nơi một chính phủ mới đã cố gắng đàm phán lại các thỏa thuận đã được ký kết như một phần của Sáng kiến Vành đai và con đường. Trong khi Malaysia đã thành công trong việc đàm phán lại hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt nối liền bờ Đông thì các nước khác như Pakistan và Myanmar đã không thành công.

Amitendu Palit, một nhà kinh tế chuyên về chính sách thương mại và đầu tư quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định: “Khả năng đàm phán lại thỏa thuận mang tính chất quốc gia sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh tế, hiệu suất và triển vọng chiến lược của nước đó”. Malaysia vượt trội hơn Sri Lanka rất nhiều về vấn đề này. Đây là một quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, nằm ở khu vực tương đối ổn định, còn Sri Lanka không được hưởng những lợi thế tương tự. Ngay cả 10 năm sau khi kết thúc cuộc xung đột nội bộ, nền kinh tế Sri Lanka vẫn chưa thể đạt được sự tăng trưởng cao và thu hút đầu tư tư nhân dài hạn.

 Dự án “dắt dây” bởi chế độ gia đình trị

Gia đình Rajapaksa có một lịch sử gắn với dự án cảng Hambantota – cảng chiến lược của Sri Lanka nằm giữa các tuyến thương mại liên kết Ấn Độ Dương với châu Âu, châu Phi, và kết nối Trung Đông đến châu Á. Đây là một trong những dự án hàng đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Mahinda Rajapaksa, từ năm 2005 đến 2015. Nhưng bất chấp lời hứa rằng “đó sẽ là cảng lớn nhất được xây dựng trên đất liền trong thế kỷ 21”, Hambantota vẫn hoạt động kém hiệu quả về mặt kinh tế.

Để có nguồn vốn cho dự án, Sri Lanka đã vay 301 triệu USD từ Trung Quốc với lãi suất 6,3%. Trong khi, lãi suất cho các khoản vay mềm từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á thường dao động từ 0,25 – 3%. Dự án cảng cũng bị đồn thổi là phải trì hoãn do các cáo buộc tham nhũng.

Ông Mahinda bị điều tra sau khi thất bại trước đối thủ chính trị Maithripala Sirisena trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2015. Một báo cáo của New York Times năm 2018 cũng tuyên bố rằng, công ty nhà nước Trung Quốc China Harbor Engineering đã gửi 7,6 triệu USD cho chiến dịch bầu cử của ông Mahinda. Một số thành viên khác của gia đình ông Rajapaksa, bao gồm con trai và 2 anh trai ông, cũng đang bị điều tra về cáo buộc lạm dụng công quỹ lên đến hàng tỷ USD.

Trong khi, tân Tổng thống Gototti Rajapaksa (trước đây là Bộ trưởng Quốc phòng) cũng bị cáo buộc gian lận trong các giao dịch mua bán vũ khí và máy bay quân sự lẫn dân sự. Nhưng các cáo buộc đã được bãi bỏ vào ngày ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vì nguyên thủ quốc gia không bị truy tố. 

Với vị trí địa chiến lược ở phía Nam Sri Lanka trông ra Ấn Độ Dương, nằm trên tuyến vận tải đường biển chính giữa châu Á và châu Âu, cảng Hambantota được giao cho Trung Quốc thuê trong 99 năm để trừ nợ là một thực tế gây lo ngại cho Ấn Độ cũng như các nước khác về nguy cơ Bắc Kinh sử dụng nơi này cho các mục đích quân sự  chiến lược trong tương lai. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc về chính sách “ngoại giao bẫy nợ” này, khẳng định “Hợp tác Trung Quốc – Sri Lanka, bao gồm dự án cảng Hambantota, được xây dựng dựa trên bình đẳng và tham vấn”.

RELATED ARTICLES

Tin mới