Monday, January 20, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại những phản ứng trái chiều của các bên liên quan...

Nhìn lại những phản ứng trái chiều của các bên liên quan xung quanh thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và TQ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, những thông tin được tiết lộ cho rằng hai bên đã đi đến một thoả thuận thương mại giai đoạn 1 trong đàm phán thương mại. Tuy nhiên, dư luận Mỹ, Trung Quốc và các nước đang rất thận trọng về thông tin này.

Phản ứng từ Bắc Kinh

Trong cuộc họp báo sau đàm phán với Mỹ, đoàn đàm phán Trung Quốc không đi sâu vào chi tiết về các vấn đề trọng yếu của thỏa thuận. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng thỏa thuận thương mại “tạm thời” với Mỹ có thể giúp bình ổn quan hệ kinh tế. Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương nói rằng: Thỏa thuận sẽ giúp “khôi phục dần dần mối quan hệ thương mại Trung Quốc – Mỹ và khôi phục lòng tin đối với nền kinh tế toàn cầu”. Tuy nhiên, ông Vương cảnh báo rằng hiện còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại phản ứng khá thận trọng khi không gọi đây là một thắng lợi. Nhiều kênh truyền thông lớn của Trung Quốc không bình luận về thỏa thuận lần này, ngoại trừ Hoàn Cầu. Hoàn Cầu mô tả thỏa thuận là “điểm khởi đầu mới” cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng nói thêm rằng vẫn cần phải xét xem liệu có đủ động lực để cả hai nước tiến vể phía trước hay không. “Đạt đồng thuận về văn bản của thỏa thuận giai đoạn một không phải chuyện dễ”, Hoàn Cầu nói trong bài xã luận đăng trên trang và cảnh báo rằng “những tác động tích cực” còn phụ thuộc vào nỗ lực của hai bên. “Chúng tôi đã thống nhất về thỏa thuận giai đoạn một rất lớn với Trung Quốc. Họ đồng ý với nhiều thay đổi về cấu trúc và mua số lượng lớn nông sản, năng lượng, hàng hóa và nhiều thứ khác”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter. Theo Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, giải quyết bất đồng giữa 2 quốc gia là một vấn đề được nêu trong thỏa thuận. Cam kết này cho phép các bên giải quyết sự khác biệt về cách thức thực hiện thỏa thuận thông qua tham vấn song phương, bắt đầu từ cấp độ làm việc và phát triển lên cấp các quan chức cấp cao nhất.

Phản ứng từ Washington

Mỹ xác nhận rằng, trong khuôn khổ thỏa thuận “giai đoạn 1” của họ, Mỹ sẽ gỡ bỏ các mức thuế đã áp lên hàng hóa Trung Quốc, còn Trung Quốc thì mua thêm các mặt hàng nông sản và năng lượng, cũng như hàng công nghiệp. Phía Mỹ gọi đây là một thỏa thuận “lịch sử và có thể thực thi”, trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định trong chuyến công du tới Slovenia rằng, thỏa thuận này có thể “mang lại sự ổn định cho trật tự thương mại thế giới”. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cũng đã tiết lộ một số thông tin liên quan tới thỏa thuận. Theo đó, Trung Quốc đã đồng ý mua thêm hàng hóa từ Mỹ trong vòng 2 năm tới, đưa giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ tăng thêm 200 tỉ USD so với năm 2017. Thỏa thuận còn bao gồm cam kết từ Bắc Kinh rằng sẽ chấm dứt chuyển giao công nghệ không bình đẳng, tăng cường minh bạch về chính sách tỷ giá hối đoái và tránh phá giá đồng nhân dận tệ một cách cạnh tranh. Hai bên cũng nhất trí thiết lập cơ chế để giải quyết bất đồng và đảm bảo thực thi những gì đã thống nhất.

Những thông tin từ truyền thông quốc tế

Hãng Reuter của Anh đưa tin, thỏa thuận 86 trang dự kiến sẽ được ký kết trong tuần đầu tháng 01/2020 ở Washington (Mỹ), trong khi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết hai bên sẽ bắt đầu giải quyết các vấn đề gai góc từ năm 2020. Tuy nhiên, báo chí các nước cũng đăng tải một số chi tiết về thoả thuận trên như sau: Về thuế quan, vòng áp thuế mới lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12 tới sẽ bị huỷ bỏ do hai bên đạt được thỏa thuận. Đáp lại, Bắc Kinh quyết định hủy kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa Mỹ cũng dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/12. Mỹ cũng cắt giảm nửa mức thuế 15% áp lên 120 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 1/9 với xuống còn 7,5%. Tuy nhiên, mức thuế 25% mà Washington đang áp với 250 tỷ USD sẽ được giữ nguyên. Đây được coi là đòn bẩy mà Mỹ sẽ dụng cho giai đoạn đàm phán thứ 2. Trung Quốc đã đồng ý tăng cường mua ít nhất 200 tỷ USD các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm, hé mở sẽ còn đẩy mạnh các giao dịch tiếp sau giai đoạn đó. Về lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc cam kết sẽ tăng mua nông sản Mỹ lên 32 tỷ USD trong 2 năm. Thỏa thuận này giúp sức mua nông sản Mỹ của Bắc Kinh tăng lên mức 40 tỷ USD/năm, gần gấp đôi so với mức 24 tỷ USD năm 2017 tước khi thương chiến bắt đầu. Trung Quốc cũng cam kết giảm hàng rào thuế quan với các sản phảm nông nghiệp khác như gia cầm, hải sản, phụ gia thức ăn cũng như phê duyệt các sản phẩm công nghệ sinh học. Về sở hữu trí tuệ, thỏa thuận này bao gồm các biện pháp bảo vệ pháp lý mạnh mẽ hơn của Trung Quốc đối với các bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền. Cùng với đó, Bắc Kinh cam kết sẽ cải thiện các thủ tục hình sự và dân sự chống vi phạm trực tuyến, hàng lậu và hàng giả. Thỏa thuận cũng bao gồm các cam kết trước đây của Bắc Kinh liên quan tới việc loại bỏ bất cứ áp lực nào đối với các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc như một điều kiện tiếp cận thị trường. Trung Quốc cũng đồng ý hạn chế trực tiếp hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài nhằm mục đích mua công nghệ nước ngoài để đáp ứng các kế hoạch công nghiệp của họ. Về dịch vụ tài chính Trung Quốc, các quan chức Mỹ cho biết thỏa thuận mới đây bao gồm cam kết cải thiện khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ, bao gồm các dịch vụ xếp hạng tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán và tín dụng. Cam kết này nhằm giải quyết một số khiếu nại nhiều năm qua của Washington về các rào cản đầu tư bao gồm các hạn chế về vốn chủ sở hữu nước ngoài và các yêu cầu pháp lý phân biệt đối xử.

Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định “những vấn đề khó nhằn” vẫn cần được giải quyết và những bất đồng hoàn toàn có thể hủy hoại tác động của thỏa thuận giai đoạn 1. Cho rằng, Mỹ hoàn toàn có thể phải hứng chịu khủng hoảng tài chính và suy thoái trong năm 2020. Trong trường hợp ấy, Mỹ sẽ không còn nhiều động lực để thực thi thỏa thuận. Vì vậy Trung Quốc phải chuẩn bị và không được ảo tưởng về chu kỳ kinh doanh. Mức độ thuế được Mỹ dỡ bỏ còn hạn chế, do đó các cuộc đàm phán sẽ bước vào một giai đoạn quan trọng trong năm tới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt với một cuộc tái tranh cử. Các ý kiến khẳng định Trung Quốc thật sự chân thành hy vọng Mỹ có thể gắn bó với thỏa thuận nhưng cũng sẽ không ngạc nhiên nếu ông Trump lại trở mặt.

RELATED ARTICLES

Tin mới