Cùng nhau đối thoại hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 để giải quyết những bất đồng trên biển Đông là giải pháp đúng đắn, cần thiết. Nhưng, thật không may cho các bên liên quankhi gặp phải một TQ khăng khăng áp đặt, dùng sức mạnh vượt trội, hành động côn đồ để gây hấn, khống chế nếu không đáp ứng yêu cầu ngang ngược của họ.
Tàu tuần tra của hải quân Hoàng gia Malaysia bảo vệ chủ quyền quốc gia
Sự “to tiếng” này xuất phát từ việc ngày 12/12 vừa qua, Malaysia nộp hồ sơ đề nghị công nhận thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Liên hiệp quốc về giới hạn thềm lục địa (CLCS).
Nếu đề nghị được công nhận, thềm lục địa của Malaysia có thể mở rộng hơn 200 hải lý, điều đó giúp Malaysia thiết lập quyền hạn đối với toàn bộ các nguồn tài nguyên dưới lòng biển và ở tầng đất cái – như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên – nếu có trong khu vực.
Cơ sở pháp lý đề nghị Malaysia (cũng như các quốc gia ven biển khác) dựa trên Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS) – có thể coi như một Luật Mẹ về biển.
Tuy nhiên, động thái của nước này lại khiến TQ khó chịu. Cùng với các biện pháp ngoại giao hối thúc CLCS không công nhận đề nghị của Malaysia, họ còn sử dụng tiếng nói của một số nhà nghiên cứu có quan điểm dân tộc cực đoan để gây khó khăn.
Một trong những người như thế là ông Ding Duo, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Biển Hoa Nam Quốc gia tại Hải Nam.
Ông Ding la toáng lên rằng: Ranh giới mà Malaysia đề xuất bao trùm cả một phần vùng biển giữa Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa là không chấp nhận được. Bởi nó chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền khu vực của TQ. Đó là hành vi đơn phương và tác động tiêu cực đến việc xây dựng lòng tin giữa các nước tuyên bố chủ quyền”.
Có hai điểm chú ý trong phát ngôn của ông Ding.
Thứ nhất, cái gọi là “chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền khu vực của TQ” mà ông Ding đề cập là gì?
Sự việc chẳng có gì mới. Ai cũng hiểu tuyên bố chủ quyền của TQ chính là yêu sách “đường chín đoạn” nhằm biến biển Đông thành “ao nhà” của họ. Lâu nay, đó chính là điểm TQ luôn cho là “lợi ích cốt lõi, không thể nhân nhượng” với bất kỳ bên nào,dù đòi hỏi đó đã bị Tòa trọng tài LHQ (PCA) bác bỏ tháng 7 năm 2016 trong phán quyết của “vụ kiện thế kỷ” của PLP đối với TQ.
Lẽ ra trong tình huống này, phải cùng nhau đối thoại hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS đề giải quyết vấn đề. Nhưng, thật không may cho các bên liên quan chủ quyền biển Đông khi gặp phải một TQ khăng khăng áp đặt, dùng sức mạnh vượt trội, hành động côn đồ để gây hấn, khống chế nếu không đáp ứng yêu cầu ngang ngược của họ.
Cũng vì đó, quá trình đàm phán, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở biển Đông (COC) – điều mà các quốc gia ASEAN rất thiết tha, gần như không có tiến triển trong hàng chục năm nay.
Cũng vì sự ngang ngược đó, biển Đông như chảo dầu sôi sục, kéo theo sự tham gia, can dự, thách thức nhau giữa các cường quốc Mỹ và Tây Âu với TQ.
Thứ hai, ông Ding nói hành động của Maylaysia “tác động tiêu cực đến lòng tin” giữa các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông ?
Là nhà nghiên cứu biển, thật nực cười khi ông Ding nói ra câu này !
Niềm tin, đó là điều các nước có tuyên bố chủ quyền biển Đông rất cần. Niềm tin, đó chính là cơ sở để có thể ngồi, đối thoại, đàm phán một cách nghiêm túc. Nhưng liệu các nước láng giềng của TQ có thể có niềm tin khi họ liên tục bị TQ gây hấn, quấy nhiễu ?
Liệu các nước láng giềng của TQ có thể có niềm tin khi trong đàm phán COC, TQ khăng khăng yêu sách “đường chín đoạn” ?, v.v…
Như vậy, phải chăng TQ đủ tư cách để nói tới niềm tin ?
Nếu điều đó là thật, khác nào tin rằng một gã côn đồ, chuyên gây sự với hàng xóm láng giềng là người đứng đắn luôn thực hành nghiêm túc luật pháp !