Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinMỹ ‘ngủ’ và TQ ‘thức’ đe dọa an ninh và thịnh vượng...

Mỹ ‘ngủ’ và TQ ‘thức’ đe dọa an ninh và thịnh vượng Mỹ

Tuyên bố của một nghị sĩ Mỹ đã nêu bật chuyện Trung Quốc đầu tư mạnh vào ngoại giao, lôi kéo cảm tình của các nước khác đúng vào lúc Tổng thống Donald Trump tung ra cương lĩnh “Nước Mỹ trên hết”.

AP dẫn lời Thượng nghị sĩ Marco Rubio (đảng Cộng hòa) phát biểu tại Đại học Quốc phòng Mỹ hồi tuần trước: “Trong khi cả nước Mỹ ngủ, hầu như đêm nào chúng tôi cũng thức trước một thực tại, là Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nổi lên như một mối đe dọa cấp thời và ngày càng lớn vào sự thịnh vượng, tự do và an ninh của chúng ta”.

Hãng tin Mỹ còn dẫn lời ông Steve Tsang, chủ nhiệm Viện SOAS China (ở Trường London nghiên cứu Phương Đông và châu Phi) nói: “Năm 2019, chúng ta chứng kiến phần còn lại thế giới thấy Trung Quốc thay đổi thế nào. Từ Tân Cương đến Huawei qua Hồng Kông, Trung Quốc không còn là một khổng lồ vô hại lớn lên, mà đã được ghi nhận theo kiểu “Ối, chúng ta phải lo ngại về nó đấy”.

Ông Tsang còn nói CPC từ lâu tin vào tính độc quyền về sự thật, lịch sử ở trong nước, và vào thời đại “tin giả” này, niềm tin của CPC đã chín muồi để xuất khẩu. Chính quyền Trung Quốc đã sử sụng các mặt bằng quảng cáo, các cuộc họp báo, phỏng vấn qua radio và TV, cùng mạng xã hội để tuyên truyền quan điểm của Bắc Kinh và phản bác lại các chỉ trích. Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải các tuyên bố, phát biểu, bài xã luận báo chí bằng 67 thứ tiếng của Trung Quốc, với các tác giả là những nhà ngoại giao và cán bộ Trung Quốc thường tự khoe khoang, tự vệ và nói lời lẽ cứng rắn.

AP viết lãnh đạo Trung Quốc rất nhạy cảm về uy tín của đất nước trong mắt quốc tế. Mà giới lãnh đạo chính trị Mỹ thì liên tục chỉ trích Bắc Kinh về các chính sách ở Đặc khu hành chính Hồng Kông (dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối Hoa lục) hoặc như giam nhốt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hoặc ngấm ngấm hỗ trợ các chiến thuật làm ăn của khổng lồ công nghệ Huawei.

Nhưng các nhà ngoại giao đều tuyên bố Trung Quốc không giam nhốt tù chính trị, và nhấn mạnh các “trại cải tạo” ở Tân Cương chỉ là các trung tâm dạy nghề cho người Duy Ngô Nhĩ được “hướng nghiệp”, cũng như để cứu họ khỏi chủ nghĩa tôn giáo cực đoan.

Cuộc chiến thương mại và những xung đột khác giữa hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới, cùng việc Trung Quốc phát triển nhanh chóng đã phơi bày sự lo ngại của Mỹ về an ninh, tầm ảnh hưởng và công nghệ. Nay với ông Tập Cận Bình làm Tổng bí thư CPC và Chủ tịch Trung Quốc, Bắc Kinh lại có “kho đạn” ngoại giao lớn nhất thế giới. Theo Viện nghiên cứu Lowy (Úc), mạng lưới ngoại giao này – gồm các sứ quán, lãnh sự quán cùng các cơ sở khác đã vượt hơn Mỹ. Cụ thể Bắc Kinh có 276 cơ sở ngoại giao trên toàn thế giới, nhiều hơn Mỹ 3 cơ sở.

Sự hiện diện ngoại giao ngày càng lớn của Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh cố gắng mở rộng dấu ấn quốc tế ở các nơi như châu Phi giàu tài nguyên hoặc vùng Biển Đông chiến lược, cũng như để cạnh tranh kinh tế với các nước phương Tây, gồm dự án rình rang xây cơ sở hạ tầng Vành Đai và Con Đường (BRI) nhằm mở rộng sức mạnh kinh tế Trung Quốc đến khắp châu Á qua châu Âu và châu Phi.

Chiến dịch gây ảnh hưởng khắp toàn cầu của Trung Quốc cũng vào lúc chính phủ Trump rút khỏi ngoại giao đa phương. Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận chống thay đổi thời tiết Paris 2015, hủy nhiều thỏa thuận thương mại đa phương. Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Văn hóa-khoa học- giáo dục LHQ (UNESCO), Hội đồng Nhân quyền (có LHQ ủng hộ)….Cuộc rút lui ngoại giao này dẫn đến việc Mỹ mất gần 200 cơ sở ngoại giao và sứ quán-lãnh sự quán Mỹ ở nước ngoài, theo AP.

Ông William Burns, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhưng kịch liệt chỉ trích chính sách đối ngoại của ông Trump, nói: “Chúng ta bước vào một thời đại mà mảng ngoại giao giữ vai trò quan trọng nhất, trên một vũ đài quốc tế cạnh tranh mãnh liệt. Trung Quốc đã nhận ra điều này, và nhanh chóng phát triển khả năng ngoại giao của họ. Ngược lại, xem ra Mỹ cố tình đơn phương giải giáp ngoại giao”.

Đã có một thời Trung Quốc được ghi nhận là một thế lực trỗi dậy “hiền lành”, ví dụ Trung Quốc theo chủ nghĩa Cộng sản đã được gia nhập WTO mà phe theo chủ nghĩa tư bản chiếm đa số. Nay, các quan chức Mỹ phàn nàn Trung Quốc giành ưu thế Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và không tuân thủ các quy định của tổ chức này. Điều đó càng tăng nghi ngờ Trung Quốc, dù Bắc Kinh nhấn mạnh sự tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Cuộc rút lui của Mỹ thấy rõ ở Geneve (Thụy Sĩ), một nơi mà chủ nghĩa đa phương được LHQ ủng hộ. Hơn hai năm rưỡi sau khi ông Trump làm chủ nhân Nhà Trắng, cuối cùng Mỹ chỉ cử một đại sứ mới đến các cơ quan Mỹ ở thành phố này hồi tháng 11.

Trong khi đó, cuộc triển khai quan chức ngoại giao Trung Quốc đã mạnh lên, hoàn tất bằng cuộc nâng cấp văn phòng đại diện Trung Quốc ở WTO. Theo American Foreign Service Association, một công đoàn của các nhà ngoại giao Mỹ, chính phủ Trump bắt đầu bằng việc rút nhân sự ngoại giao ở Afghanistan và Iraq về Washington, nhưng không cử họ tới các đoàn ngoại giao Mỹ khác ở nước ngoài. Lãnh đạo công đoàn này, Eric Rubin nói: “Đây là lần đầu tiên bất kỳ nước nào cũng có sự hiện diện khắp thế giới nhiều hơn Mỹ, và đó là một điều lo ngại. Nếu chúng tôi vấp phải một thách thức từ Trung Quốc, chúng tôi cần tự đại diện một cách hung hăng, với các nguồn lực ở nước ngoài”.

Còn theo một công đoàn của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, chỉ có một nhà ngoại giao Mỹ so với 5 đồng nghiệp Trung Quốc tại các nước châu Phi như Angola Mozambique, Tanzania và Uganda.

Từ lúc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ năm 2017, ít nhất 5 nước nhỏ ở Nam Mỹ và Thái Bình Dương – Cộng hòa Dominic, El Salvador, Panama, Kiribati và đảo quốc Solomon – đã bác bỏ cuộc vận động hành lang mãnh liệt của Mỹ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để công nhận Trung Quốc, chỉ vì Bắc Kinh thường hứa hẹn với họ những khoản đầu tư lớn, đến độ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã phải cảnh báo rằng đó là “bẫy nợ” do Trung Quốc giăng ra.

Các quốc gia ở châu Âu và nơi khác cũng miễn cưỡng trước sự thúc ép của Washington rằng không nên sử dụng công nghệ, phương tiện của tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc).

Mỹ nói thiết bị Huawei đáng ngờ, có thể là công cụ xâm nhập – thu thập tin tình báo cho Trung Quốc và có thể gây hại cho an ninh quốc gia. Mỹ đã cảnh cáo các nước gồm các đồng minh NATO, rằng họ có thể bị tước quyền hợp tác chia sẻ tin tình báo với Mỹ, nếu các nước này cho Huawei có một vai trò trong mạng lưới điện quốc gia. Huawei đã phủ nhận các cáo buộc của Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới