Tuesday, November 19, 2024
Trang chủĐàm luận“Bữa trưa không miễn phí”

“Bữa trưa không miễn phí”

Một số nước sớm “bập” vào “vành đai và con đương” đã bắt đầu phải trả giá. Điển hình là Kenya và Uganda lao đao vì Trung Quốc ngừng rót vốn 4,9 tỷ USD cho chương trình phát triển hạ tầng Đông Phi, khiến dự án đường sắt nối hai nước gián đoạn và Kenya mắc kẹt trong hố nợ

 “Vành đai và con đường”đầy tham vọng của TQ

Ý tưởng về sáng kiến “vành đai và con đương” (BRI) được bắt đầu vào năm 2013. Sau đó, giữa năm 2017, ông Tập Cận Bình đã hào hứng giới thiệu nó cho nguyên thủ của 28 quốc gia trong một bữa tiệc long trọng, tổ chức tại Bắc Kinh.

Chỉ nội việc mời, đón chừng ấy nhà lãnh đạo cấp cao của các quốc gia để giới thiệu, quảng bá, đủ thấy ông Tập coi trọng sáng kiếnBRI như thế nào.

Không nghi ngờ gì nữa, BRI – đó thực sự là tham vọng lớn. Có thể nói là lớn nhất của TQ về mặt đối ngoại hiện nay.

Về nội dung, TQ khoe với cả thế giới rằng, sáng kiến “vành đai và con đường” sẽ kết nối TQ với Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, châu Âu và châu Phi bằng đường bộ, đường biển. Nói cách khác, TQ mong muốn hồi sinh Con đường Tơ lụa cũ trước kia thành một “con đường tơ lụa hiện đại”.

Rõ ràng, TQ muốn thể hiện mìnhnhư một cường quốc “trỗi dậy trong hòa bình” có trách nhiệm với sự phát triển của cộng đồng quốc tế. Để chứng tỏ quyết tâm, TQ cam kết chi gần 130 tỷ USD cho sáng kiến trên.

Viễn cảnh rực rỡ, lại thêm cả núi tiền TQ đổ ra – điều đó khiến nhiều quốc gia choáng ngợp và vồ vập. Chẳng thế mà năm 2018, ông Tập Cận Bình từng hể hả khoe sáng kiến đã được sự ủng hộ, tham gia của hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế.

Nhưng, phàm ở đời, đụng đến tiền phải tỉnh. Nhất là một khi, tiền đó của TQ. Một số nước sớm “bập” vào “vành đai và con đương” đã bắt đầu phải trả giá. Điển hình là Kenya và Ugandalao đao vì Trung Quốc ngừng rót vốn 4,9 tỷ USD cho chương trình phát triển hạ tầng Đông Phi, khiến dự án đường sắt nối hai nước gián đoạn và Kenya mắc kẹt trong hố nợ – một thông tin làm nóng dư luận.

Thực tế đó khiến người ta buộc phải cảnh giác và mổ sẻ xem thực chất BRI có phải là sáng kiến hay không ?

Câu trả lời là “không”. Hóa ra, cái gọi là ‘sáng kiến” thực chất là “ngoại giao bẫy nợ” – như nhận định của các chuyên gia nghiên cứu quốc tế. Nói cụ thể, đó là sử dụng công cụ kinh tế để thúc đẩy lợi ích địa chính trị chiến lược của Trung Quốc.

TQ thì đang thừa nhiều tỷ USD. Mua trái phiếu Mỹ ư ? Bấp bênh lắm trong bối cảnh kinh tế thất thường, nhiều rủi ro như hiện này ! TQ thiếu thị trường ư ? Thì đây, sáng kiến mà được hiện thực, thị trường TQ mênh mông luôn. TQ dư thừa sắt, thép, xi măng ư ? Đầu tư hạ tầng cho các nước nghèo Á, Phi, TQ vừa được tiếng người có “có tấm lòng cao cả” , lại vừa tiêu thụ được sắt, thép, xi măng…

Thậm chí, ngoài thì mỹ miều về ngôn từ, nhưng ẩn sâu bên trong, TQ còn muốn sử dụng “vành đai và con đường” như công cụ để khống chế, chi phối các nước khác, không chỉ về kinh tế mà cả về an ninh, quốc phòng.

Có thể nêu vụ việc liên quan cảng Hambantota ở Sri Lanka tại Pakistannhư thí dụ điển hình.

Hambantota đầu tư 1 tỷ USD, vay từ TQ, do hai công ty Trung Quốc xây dựng. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày cảng này chỉ tiếp nhận 1 tàu lớn so với 60.000 tàu di chuyển qua Ấn Độ Dương mỗi năm. Quá thảm hại.

Nguồn thu không tồn tại, tất nhiên chính quyền Sri Lanka không thể trả nợ cho TQ. Thế là, tới cuối năm 2017, nước này phải cho TQ thuê cảng99 năm. Một khi TQ mà thuê thì đừng có nói, họ chỉ sử dụng cho hoạt động thương mại.

Thực ra, chẳng có gì không có giá. Đó là điều đã được cảnh báo ngay thời điểmBRI được quan tâm, vồ vập, săn đón nhất. Cụ thể, bà Christine Lagarde, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế, từ cách đây hai năm đã cảnh bảo rằng:“Chẳng có bữa trưa nào miễn phí”. Các nước cần cân nhắc khi tiếp cận các khoản tài chính trong cái gọi là sáng kiến ”vành đai và con đường” của TQ.

Nhưng đang lúc ngất ngây, các nước nghèo Á, Phi nào mấy ai nghe lời cảnh báo đó đâu.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới