Tuesday, January 7, 2025
Trang chủĐàm luậnIndonesia – nạn nhân tiếp theo ?

Indonesia – nạn nhân tiếp theo ?

Phải chăng TQ đang triển khai cách từng dùng đối với VN, PLP, Maylaysia: biến khu vực không tranh chấp mà Indonesai đang kiểm soát thành “khu vực tranh chấp”, để rồi sau đó, dùng sức mạnh cơ bắp gây hấn, chiếm giữ, bất chấp thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế

Quần đảo Natuna

Đầu năm lại đã xảy ra chao chát về vấn đề biển Đông. Cụ thể, đúng ngày 1/1/2020, Indonesia phản đối quan điểm của TQ về khu vực tranh chấp trên Biển Đông; nhấn mạnh rằng, tuyên bố của TQ hoàn toàn “không có cơ sở pháp lý”.

Có lẽ Jakarta không cố tình chọn ngày đầu năm để mở màn cuộc “đấu khẩu” với Bắc Kinh. Chọc giận ông láng giềng đô vật làm gì vào thời điểm ai cũng cần và mong sự yên ổn, bình an.

Nhưng một khi bị đẩy vào thế cùng, không thể không lên tiếng.

Trước đó chỉ 2 ngày, ngày 30/12/2019, Bộ Ngoại giao Indonesia đã thực hiện 2 việc được coi là cứng rắn: Thứ nhất, triệu Đại sứ TQ; Thứ hai, gửi công hàm ngoại giao cho nước này. Cả hai việc đều để“phản đối mạnh mẽ” một tàu hải cảnh TQ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi bờ biển quần đảo Natuna, miền Bắc Indonesia.

Quần đảo Natuna là chuỗi 270 đảo phía Nam biển Đông, trong đó, lớn nhất là đảo Natunar Besar, có dân số khoảng 100 nghìn người, được coi là giàu tài nguyên, do Indonesia kiểm soát.

Dù vậy, các chuyên gia nghiên cứu biển từ lâu dự đoán, đây là vị trí “tiềm năng” diễn ra tranh chấp. Nhận định này dựa trên tham vọng vô độ cùng cách hành xử của TQ lâu nay trên biển Đông

Thực tế diễn ra đúng vậy. Thậm chí, tranh chấp còn diễn ra sớm hơn và đang có chiều hướng gia tăng căng thẳng so với dựđoán.

Trở lại sự việc trên:Indonesia cáo buộc TQ ngày 30/12/2019. Chỉ một ngày sau, ngày 31/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Cảnh Sảng đã lên tiếng với thái độ gay gắt, rằng: TQ có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển xung quanh; và rằng, cả TQ và Indonesia đang có các hoạt động nghề cá “bình thường” tại vùng biển mà Jakarta đề cập.

Thậm chí, ông Cảnh Sảng còn nói dài, nói rộng hơn, như có ý muốn “đe nẹt” các nước khác, nhất là VN, PLP, Malaysia với lời các mệnh đề chắc như đinh: “TQ có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. TQ có chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan tới quần đảo Trường Sa. TQ có các quyền lịch sử tại Biển Nam Hải (cách TQ gọi Biển Đông). Các ngư dân TQ luôn tiến hành các hoạt động đánh bắt ở vùng biển liên quan tới quần đảo Trường Sa. Điều đó là hợp pháp và hợp lý”.

Trước sự ương ngạnh của Bắc Kinh, Jakarta bèn viện dẫn phán quyết của Tòa trọng tài thường trực LHQ để bẻ lại TQ, rằng: các tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông đã bị bác bỏ vào năm 2016 sau khi Philippines kiện TQ lên Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye (Hà Lan) và đã thắng kiện.

Nhưng một lần nữa, Indonesia vấp phải sự ương ngạnh mà TQ từng áp đặt với VN, PLP.

Cụ thể, ngay sau phản ứng ngày 1/1/2020 của PLP, trong cuộcbáo hôm 2/1, vẫn ông Cảnh Sảng – người phát ngôn ngoại giao TQ khăng khăng: “Dù Indonesia có chấp nhận hay không thì họ cũng không thay đổi được thực tế khách quan rằng TQ có các quyền và lợi ích trong các vùng biển liên quan”.

Thậm chí, ông Cảnh Sảng còn trơ tráo rằng: “Lập trường của TQ phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.

Tất nhiên, cộng đồng quốc tế đều quá sự ngang ngược của TQ. Và chính vì thế, họ đang loTQ sẽ triển khai “bài” từng dùng đối với VN, PLP, Maylaysia: biến khu vực không tranh chấp mà Indonesia đang kiểm soát thành “khu vực tranh chấp”,để rồi sau đó, dùng sức mạnh cơ bắp gây hấn, chiếm giữ (hoặc ít nhất, cũng khai thác chung)bất chấp thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới