Saturday, November 16, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ thành lập hạm đội tàu không người lái đối phó với...

Mỹ thành lập hạm đội tàu không người lái đối phó với mối đe dọa từ Nga và TQ

Hải quân Mỹ muốn thành lập một “Lực lượng tác chiến” bao gồm những phương tiện dưới nước và tàu nổi không người lái, bên cạnh những chiến hạm khác để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng đến từ Nga và Tung Quốc.

Theo thông tin trên, Quốc hội Mỹ mới đây thông qua dự luật ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2020, trong đó có 209,2 triệu USD để đóng 2 tàu nổi không người lái cỡ lớn (LUSV),dài 91m, nặng 2.000 tấn cho Hải quân. Ngoài ra, Mỹ cũng lên kế hoạch mua thêm 8 chiếc nữa trong khuôn khổ của kế hoạch 5 năm mang tên “Chương trình Quốc phòng Những năm Tương lai (FYDP)”. 

Được biết, Hải quân Mỹ muốn thông qua FYDP để thành lập điều mà họ gọi là “Hạm đội ma”, gồm 10 tàu nổi không người lái cỡ lớn có thể điều khiển được từ xa, hoạt động tự động hoặc bán tự động để tác chiến đơn độc hoặc theo nhóm. Với trọng tải lớn, LUSV được thiết kế để tiến hành nhiều chiến dịch tác chiến khác nhau, dù là độc lập hay phối hợp với các tàu chiến có người lái. Đây là một trong những kế hoạch quan trọng của Hải quân Mỹ để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng đến từ Nga và Tung Quốc. Ý tưởng phát triển LUSV xuất phát sau thành công chương trình đóng tàu săn ngầm Sea Hunter năm 2016. Hai chiếc LUSV đầu tiên được cho là sẽ dựa trên thiết kế của tàu hỗ trợ xa bờ được Mỹ phát triển cho Hải quân Iraq theo chương trình bán trang bị quân sự cho nước ngoài.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng dự định lắp hệ thống tác chiến Aegis cùng các bộ cảm biến tiên tiến cho LUSV nhằm trang bị cho các tàu này khả năng thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhất mà không phải lo ngại đến tính mạng của binh sĩ. LUSV có thể chạy trước các lực lượng đặc nhiệm để rà soát các mối đe dọa. Một khi phát hiện được, LUSV có thể báo cho các tàu hộ tống được trang bị tên lửa đối không SM-6 với tầm bắn 180 km. Nhờ đó, LUSV có thể gia tăng bảo vệ cho các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Hải quân Mỹ còn muốn LUSV là một kho tên lửa bên ngoài có thể tự hành, hỗ trợ các tàu chiến có người lái tiếp tục chiến đấu.

Trước đó, Dailymail cho biết, hải quân Mỹ dự kiến sẽ bỏ ra số tiền 1 tỷ USD để mua 10 tàu chiến tự động trong 5 năm tới, chuyên thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm trên đại dương. Các tàu này sẽ được trang bị các tên lửa hành trình và tên lửa đối không, nặng khoảng 2.000 tấn. Hai tàu đầu tiên dự kiến có giá 400 triệu USD do tính chi phí nghiên cứu và phát triển và theo kế hoạch sẽ gia nhập biên chế vào năm 2020. Các tàu còn lại sẽ có giá khoảng 600 triệu USD. Các tàu này sẽ chuyên thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống cần sức chịu mà người bình thường không thể thực hiện, hoặc các nhiệm vụ có rủi ro cao về chấn thương, tử vong hoặc dễ bị đối thủ bắt giữ. Đội tàu chiến này được coi là câu trả lời cho những hệ thống tên lửa ngày càng tinh vi hơn của các đối thủ của Mỹ. Những tàu không người lái này di chuyển với tốc độ nhanh, tính cơ động cao, tầm di chuyển rộng khắp và khá bền bỉ. Hiện Hải quân Mỹ đã bắt đầu thực hiện các nguyên mẫu của tàu chiến không người lái kích thước lớn lớn bằng cách chuyển đổi mục đích sử dụng của các tàu thương mại thành tàu chiến. Kết quả thử nghiệm ban đầu của các nguyên mẫu cho thấy những tín hiệu tích cực. Mục tiêu của hải quân Mỹ là tạo ra các tàu chiến giá thành rẻ, chi phí vận hành thấp, nhưng hoạt động hiệu quả, linh hoạt trong các nhiệm vụ nguy hiểm trên đại dương. Các tàu này sẽ hoạt động tự động hoặc bán tự động tùy vào mục đích và tính chất của nhiệm vụ. Trong khi đó, theo Popular Mechanic, các tàu chiến này sẽ được trang bị hệ thống sonar và radar tinh vi cùng với hệ thống vũ khí uy lực. Các tàu này sẽ được gọi là Phương tiện Không người lái cỡ lớn trên mặt nước (LUSV). Theo các chuyên gia quân sự, một khi ra đời, LUSV có thể sẽ trở thành tàu chiến không người lái lớn nhất thế giới. Còn USNI News nhận định, động thái tăng cường đầu tư đóng LUSV của Washington là nhằm tạo ra những hệ thống có thể giúp Mỹ đảm bảo ưu thế quân sự trước các đối thủ như Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa từ hai loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là DF-21D và DF-26. Với tầm bắn hơn 1.500 km, DF-21D, với tên gọi là “sát thủ tàu sân bay”, được phát triển với mục đích duy nhất là đối trọng với tàu quân sự Mỹ tiếp cận những khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi đó, DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới của Trung Quốc có khả năng tấn công các tàu cỡ trung và lớn trên biển, với khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn phi hạt nhân. DF-26 được cho là có tầm bắn 3.000- 4.000 km vươn tới đảo Guam của Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang bắt đầu nghiên cứu, chế tạo và đưa vào thử nghiệm tàu chiến không người lái. Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc ngày 18/2 lần đầu trưng bày mẫu tàu chiến mặt nước không người lái mới tại triển lãm quân sự IDEX-2019 đang diễn ra tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE). Mẫu tàu mới có tên JARI nặng 20 tấn, dài 15m. Dù có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tàu khu trục Type-055 đang biên chế trong hải quân Trung Quốc, JARI được cho là vẫn có thể thực hiện các nhiệm vụ săn ngầm, chống tàu mặt nước và phòng không như một khu trục hạm thực sự. Tàu được trang bị hệ thống cảm biến quang điện tử ở đỉnh tháp, radar mảng pha, thiết bị thủy âm, 8 ống phóng thẳng đứng, một ống phóng ngư lôi, một pháo gắn phía mũi tàu và một dàn phóng rocket. Video giới thiệu sản phẩm cho biết JARI có thiết kế dạng module, có thể thay đổi hình dạng để phục vụ các nhiệm vụ khác nhau. Tốc độ của tàu đạt gần 80 km/h, tầm hoạt động hơn 900 km. Khi công bố thiết kế tàu tại một triển lãm ở châu Phi vào năm 2018, đại diện nhà sản xuất cho biết tàu có thể được điều khiển từ một trạm chỉ huy đặt trên đất liền, hoặc từ tàu mẹ nhưng không tiết lộ hình thức liên lạc cụ thể.

RELATED ARTICLES

Tin mới