Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrump cạn 'áp lực tối đa' với Iran

Trump cạn ‘áp lực tối đa’ với Iran

Vụ giết Soleimani phơi bày hạn chế của Trump trong chiến dịch gây “áp lực tối đa” với kinh tế Iran, chuyển sang giai đoạn đối đầu nguy hiểm hơn.

Trước vụ không kích giết chết Thiếu tướng Qassem Soleimani, quan chức quyền lực thứ hai Iran, áp lực mà Mỹ đặt lên Iran hầu như chỉ là kinh tế, bằng một loạt biện pháp trừng phạt lên hơn 1.000 người, tập đoàn và các công ty liên quan tới Iran nhằm làm tê liệt nền kinh tế quốc gia Trung Đông. Mục đích là buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận hạt nhân mới và hành động như một “nước bình thường”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Không khả năng nào cho thấy điều đó sẽ sớm xảy ra.

Các biện pháp trừng phạt gần như bóp nghẹt Iran về kinh tế, nhưng chưa thể buộc nước này thay đổi hành vi hay đàm phán thỏa thuận. Thay vào đó, chiến dịch trừng phạt đã đẩy cuộc đối đầu dấn sâu hơn về quân sự, lĩnh vực Iran cho rằng có thể phản lại “áp lực tối đa” lên Mỹ. 

Chính quyền Trump và các quan chức quốc phòng nói chiến lược này đã được thực hiện và không phải lúc đổi hướng.

Thắc mắc giờ đây là chiến lược nào sẽ tồn tại.

“Mục đích chính là giáng đòn vào chế độ Iran, để họ nhận thức rằng cần phải đưa ra một giải pháp tối ưu, nếu không, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng”, Behnam Ben Taleblu, chuyên gia về Iran tại Viện Quốc phòng Dân chủ, Mỹ, nhận định.

Washington và Tehran đối đầu kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo và vụ xâm phạm sứ quán Mỹ ở Iran năm 1979. Nhưng các chính quyền trước tránh đối đầu trực tiếp và thường có cách tiếp cận tinh tế hơn. Trong phát biểu nhậm chức năm 2009, tổng thống Barack Obama hứa “chìa tay” nếu các nước như Iran sẵn sàng “buông nắm đấm”.

Đến khi Trump tiếp quản Nhà Trắng, ông xác định phải rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 mà chính quyền Obama đã đàm phán với 6 cường quốc khác. Trump coi đó là một thỏa thuận “tệ hại”.

“Ap lực tối đa” trở thành một thuật ngữ thông dụng về chính sách ngoại giao khi cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson bắt đầu sử dụng nó để mô tả các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Mỹ cũng áp trừng phạt này lên chính quyền Maduro ở Venezuela. Chính sách cho đến nay chưa khiến bất kỳ chính phủ nước nào chịu thua hoặc thay đổi đáng kể vị thế của họ.

Nhưng Iran gần như là mục tiêu lớn nhất của chiến thuật gây áp lực tối đa. Trong phát biểu sau khi được bổ nhiệm năm 2018, Pompeo đe dọa Iran bằng “các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất trong lịch sử” nếu Tehran không đáp ứng 12 yêu cầu, trong đó có tôn trọng nhân quyền, ngưng hỗ trợ các “nhóm khủng bố” ở các nước láng giềng và từ bỏ phát triển tên lửa.

Sau khi Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018, Iran thậm chí vẫn tiếp tục đáp ứng các cam kết theo thỏa thuận một thời gian. Nhưng chiến thuật của Iran thay đổi sau khi Mỹ bắt đầu áp nhiều hình phạt kinh tế hơn.

Các lệnh trừng phạt khiến kinh tế Iran bị ảnh hưởng trầm trọng, thổi bùng biểu tình khắp đất nước để phản đối chính phủ tăng giá nhiên liệu. Giới lãnh đạo Iran bị cáo buộc đàn áp các cuộc biểu tình. Hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị bắt, theo các tổ chức về nhân quyền. Nhưng các biện pháp trừng phạt chỉ tác động nhỏ lên hành động của Iran hoặc ít kiềm chế ảnh hưởng của nước này ở khu vực.

Giới phê bình cho rằng “áp lực tối đa” của Mỹ đã phản tác dụng.

“Iran không bị dồn vào đường cùng mà chúng ta bị. Trump không có lựa chọn tốt. Mỹ có thể làm gì hơn nữa? Chúng ta đã trừng phạt mọi thứ và mọi người, liệu còn kế khác không?”, Barbara Slavin, giám đốc Sáng kiến Tương lai Iran tại Hội đồng Atlantic, nhận định.

Iran kháng cự lại trừng phạt bằng hành động quân sự, đầu tiên là bắt tàu dầu, sau đó bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ và tấn công vào nhà máy dầu Arab Saudi, đối thủ chính trong khu vực. Khi Mỹ không đáp trả về mặt quân sự, Iran ngày càng quyết liện hơn.

“Iran bắt đầu tăng cường hành động quân sự hơn thường lệ để cho thấy nước này không thể bị chèn ép mãi được”, John Glaser, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Cato, Mỹ, bình luận.

Glaser cho rằng chiến dịch gây áp lực tối đa làm xấu thêm mối quan hệ vốn đầy hận thù giữa Washington và Tehran. “Trump nhậm chức khi Mỹ và Iran có thỏa thuận phi hạt nhân và kênh liên lạc mở lần đầu tiên trong 40 năm. Nhưng giờ đây đã không còn kênh ngoại giao”.

“Họ đã áp nhiều biện pháp trừng phạt mà không phát thông điệp những gì Iran có thể làm để dỡ bỏ chúng. Yêu cầu của Pompeo là một cách nói rằng trừng phạt không bao giờ được gỡ trừ khi Iran chấp nhận xỏa bỏ toàn bộ chính sách ngoại giao hiện tại, đồng thời cải cách hệ thống. Iran thấy họ có quá ít lựa chọn”, ông nói.

Từ đầu tháng 10, chính quyền Mỹ thống kê được 10 vụ tấn công vào thủ đô Baghdad từ nhóm dân quân Kataib Hezbollah thân Iran. Bước ngoặc xảy ra hôm 27/12 khi một nhà thầu Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công rocket vào miền bắc Iraq. Mỹ phát thông điệp suốt nhiều tháng rằng họ muốn Tehran phải chịu trách nhiệm cho hành động của nhóm dân quân, để rồi cuối cùng đáp trả bằng các cuộc không kích vào một số vị trí của lực lượng này ở Iraq và Syria, hai ngày sau cái chết của nhà thầu Mỹ.

Căng thẳng leo thang khi người biểu tình ủng hộ Iran xông vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad hôm 31/12. Tiếp đến là cuộc không kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, hôm 3/1.

Giới chức Mỹ cho thấy không có dấu hiệu lùi bước khỏi chiến lược gây áp lực tối đa và xem đó là một thắng lợi. Họ cho rằng hủy hoại nền kinh tế có thể kiềm chân Iran, bẫy họ vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ suốt bốn thập kỷ.

“Áp lực tối đa là một chiến lược thành công”, theo Fred Fleitz, từng làm chánh văn phòng cho cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tại Nhà Trắng, hiện là chủ tịch Trung tâm Chính sách An ninh, Mỹ.

“Chiến lược đã gây áp lực rất lớn lên nền kinh tế Iran. Các cuộc biểu tình và tấn công cho thấy sự tuyệt vọng ở nước này. Tổng thống Mỹ đã cho Iran một cơ hội và Tehran có thể bắt đầu đàm phán hoặc tiếp tục chịu áp lực tối đa”, Fleitz nói.

Nhưng giới lãnh đạo Iran “chắc hẳn sẽ tiếp tục đấu với Mỹ nếu còn có thể. Iran

RELATED ARTICLES

Tin mới