Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa...

TQ tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Cự Lãng 3

Hải quân Trung Quốc (22/12) phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Cự Lãng 3 (JL-3) từ tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type- 094) trên vịnh Bột Hải. Vụ bắn thử ICBM loại JL-3 được thực hiện khi tàu ngầm đang lặn và theo Military Watch, đây có thể là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc thực hiện bắn thử ICBM kiểu này.

Theo thông tin trên, Hải quân Trung Quốc đã thực hiện một vụ thử vũ khí quan trọng, theo đó một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICMB) bắn đi từ tàu ngầm. Đây là vụ thử thứ hai dạng này trong năm 2019. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn nguồn tin cho biết, tên lửa đạn đạo JL-3 được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type- 094) trên vịnh Bột Hải. Vụ bắn thử ICBM loại JL-3 được thực hiện khi tàu ngầm đang lặn và đây có thể là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc thực hiện bắn thử ICBM kiểu này.

Trước đó, Hải quân Trung Quốc, vào lúc 4h28 sáng ngày 2/6/2019, đã bắn thử ICBM JL-3 tại vịnh Bắc Hải, gần bán đảo Sơn Đông (Trung Quốc).

Tên lửa JL-3 là một loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, dự kiến sẽ được dùng để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Tên lửa được xác định có tầm bắn vào khoảng 12 đến 14.000 km và có thể mang theo 10 đầu đạn cùng lúc. Được biết, tên lửa JL-3 sẽ được dành cho các tàu ngầm thuộc lớp Type 096, một loại tàu chạy bằng hạt nhân dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối thập niên 2020. Mỗi tàu Type-096 có thể mang tới 24 tên lửa JL-3, đủ sức đe dọa gần như toàn bộ khu vực Bắc Mỹ mà không cần rời vùng biển gần Trung Quốc. Lớp tàu ngầm này dự kiến sẽ được biên chế trong thập niên 2020, tăng cường đáng kể năng lực răn đe hạt nhân của Bắc Kinh. Dòng tên lửa JL hay Julang (Cự Lang) có nghĩa là “sóng lớn” trong tiếng Trung, là các tên lửa đạn đạo được thiết kế dành cho các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, là một phần chiến lược của quân đội Trung Quốc trong việc mở rộng khả năng ngăn chặn bằng hạt nhân từ trên bờ tới ngoài khơi.

Việc phát triển tên lửa đạn đạo mới JL-3 cho tàu ngầm ở Trung Quốc đã được biết đến trong nhiều năm trước đây. Người ta cho rằng loại tên lửa này sẽ được sử dụng để trang bị cho tàu ngầm tên lửa hạt nhân tương lai thuộc dự án 096. Dự án này cũng được giới truyền thông Trung Quốc thừa nhận. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược (mang tên lửa đạn đạo liên lục địa) gồm bốn chiếc thuộc dự án 094/094G, được trang bị tên lửa đạn đạo 3 tầng nhiên liệu rắn Cự Lang 2 (JL-2) – loại tên lửa cũng được coi là mới phát triển thành công. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện một tổ hợp các tàu ngầm thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược thực sự có khả năng hoạt động tác chiến, bởi các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 được đưa vào biên chế trong những năm 1980 có lẽ mới chỉ là tàu ngầm thử nghiệm công nghệ.

Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc tìm mọi cách phát triển JL-3 là do: (1) Thứ nhất là tên lửa đạn đạo JL-2 thiếu tin cậy. Cho dù trên thực tế, JL-2 có tầm phóng khá lớn (được cho là khoảng từ 7.400-8.000 km), nhưng khả năng sử dụng nó để ngăn chặn Mỹ vẫn còn hạn chế, bởi độ tin cậy và khả năng dẫn đường của JL-2 bị giới chuyên gia đánh giá là quá kém. Thêm vào đó, công nghệ nén nhiên liệu của Trung Quốc còn hạn chế nên kích thước và trọng lượng của tên lửa quá lớn. Việc thử nghiệm JL-2 là một quá trình dài, kèm theo nhiều thất bại và chậm trễ. Một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức nó suýt dẫn đến thảm họa đánh chìm tàu ngầm phóng thử khi nó rơi ngược trở xuống làm tàu hỏng nặng. Chương trình JL-2 chỉ đạt được bước đột phá và vượt qua khủng hoảng vào năm 2012. Tuy nhiên, giới quân sự nước này không hề đặt trọn sự tin tưởng vào loại tên lửa đạn đạo này. (2) Thứ hai là tầm phóng của JL-2 quá ngắn. Căn cứ và khu vực tác chiến của tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trung Quốc nằm trong khu vực Biển Đông. Đây là khu vực thích hợp nhất để tuần tra các vùng biển gần Trung Quốc. Đối với những loại tàu này, lối ra Thái Bình Dương từ các vùng biển ven bờ sẽ là một vấn đề nan giải khi tàu ngầm Trung Quốc sẽ phải vượt qua những eo biển hẹp nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng tác chiến chống ngầm rất mạnh của Mỹ và Nhật Bản.

Theo chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Lý Kiệt, năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể một khi tên lửa JL-3 đạt tới tầm bắn thiết kế. Bên cạnh đó, các ICBM phóng từ trên mặt đất của Trung Quốc có tầm bắn 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa Trung Quốc có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Ông Lý Kiệt cho rằng, nếu Trung Quốc có thể cải tiến khả năng tấn công của JL-3, Bắc Kinh sẽ nắm thêm ưu thế mặc cả trong các vấn đề quân sự, chính trị và kinh tế. Trong khi đó, chuyên gia quân sự ở Hong Kong Tống Trung Bình nhận định, trong vòng 4 năm tới, Bắc Kinh sẽ đạt được mục tiêu trên bởi đây là khoảng thời gian các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đi vào hoạt động. Đây cũng là lúc tên lửa JL-3 đạt được tầm bắn như thiết kế. Trung Quốc chỉ muốn chứng minh năng lực phòng thủ hạt nhân quốc gia. Trung Quốc sẽ không tham gia cuộc đua vũ trang với Nga và Mỹ bằng cách phát triển hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) đắt đỏ. Cũng theo ông Tống Trung Bình, Bắc Kinh sẽ chỉ phát triển số lượng ít SSBN và SLBM bởi mục tiêu chính của Trung Quốc là đảm bảo quân đội có khả năng phản công hạt nhân hùng mạnh và hiệu quả nhất trong trường hợp quốc gia bị vũ khí hạt nhân tấn công.

RELATED ARTICLES

Tin mới