Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChính sách trong vấn đề Biển Đông của Đài Loan dưới nhiệm...

Chính sách trong vấn đề Biển Đông của Đài Loan dưới nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Thái Anh Văn

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và đảng cầm quyền “Dân Tiến” (DPP) đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử diễn ra ở vùng lãnh thổ này vào ngày 11/1, theo đó sẽ tiếp tục làm Tổng thống của đòn đảo này nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp. Giới quan sát nhận định chính sách và cách tiếp cận của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông sẽ cơ bản sẽ vẫn được duy trì như trước đây.

Chiến thắng vang dội đảm bảo cho vai trò lãnh đạo của bà Thái Anh Văn và đảng DPP cầm quyền

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử người đứng đầu hòn đảo, tiếp tục tại vị thêm một nhiệm kỳ 4 năm. Khoảng 19 triệu cử tri Đài Loan đủ điều kiện đi bỏ phiếu trong tổng số 23 triệu dân của hòn đảo ngày 10/1 đã tham gia cuộc bầu cử. Theo các kết quả từ Ủy ban bầu cử trung ương, bà Thái Anh Văn đã giành chiến thắng với 57% phiếu bầu, tương đương hơn 8 triệu phiếu, trong khi đối thủ chính của bà là ông Han Kuo-yu, Thị trưởng thành phố Cao Hùng từ Quốc Dân Đảng (KMT), giành 38% số phiếu. Ông Han Kuo-yu đã thừa nhận thất bại khi phát biểu trước những người ủng hộ tại Cao Hùng. Với khoảng 8,2 triệu phiếu ủng hộ, bà Thái là nhà lãnh đạo đầu tiên giành được tỷ lệ ủng hộ cao như vậy kể từ khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử nhà lãnh đạo trực tiếp đầu tiên vào năm 1996. Giới phân tích dự đoán, việc bà Thái tái đắc cử có thể sẽ khiến quan hệ giữa hòn đảo với Trung Quốc đại lục thêm căng thẳng vì bà vốn phản đối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh, trong khi đối thủ chính của bà là ông Han cho rằng quan hệ ấm lên giữa hai bờ eo biển sẽ mang lại các lợi ích kinh tế.

Chính sách và cách tiếp cận trong vấn đề Biển Đông của Chính quyền Đài Loan nhiệm kỳ trước sẽ tiếp tục được duy trì trong nhiệm kỳ tới

Về xu hướng chính sách ở Biển Đông của Đài Loan, giới phân tích nhận định về cơ bản, Chính quyền Đài Loan sẽ tích cực theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, trong đó tiếp tục củng cố đảo Ba Bình, tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, tăng cường tiềm lực quốc phòng, một mặt để phòng thủ đối với các đảo chiếm đóng, mặt khác nhằm đối phó với chính sách gây sức ép của Trung Quốc. Ngoài ra, Đài Loan cũng sẽ có những ủng hộ nhất định đối với yêu sách chủ quyền ở Biển Đông của chính quyền trung ương Trung Quốc.

Là một bên có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Hải quân Đài Loan đã chiếm đóng trái phép và hiện kiểm soát đảo Ba Bình của Việt Nam. Đây là đảo có diện tích tự nhiên gần 0,5 km2 lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam và nằm cách xa Đài Loan khoảng 1.600 km. Ngoài ra, Đài Loan cũng có các yêu sách chủ quyền riêng biệt so với Trung Quốc tại Biển Đông. Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Thái Anh Văn, Đài Loan đã có nhiều hoạt động theo đuổi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông như: i) Tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Chính quyền hòn đảo này tổ chức 3 cuộc tập trận bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa để nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, huấn luyện thực chiến của hải quân, xúc tiến việc thiết lập hệ thống theo dõi hình ảnh bằng tia hồng ngoại tại 7 hệ thống tại 3 địa điểm gồm đảo Mã Tổ, Pratas và đảo Ba Bình, hoạt động 24/24, có thể phát hiện các mục tiêu vào ban đêm và thời tiết xấu. Năm 2019, quân đoàn 10 thuộc lực lượng vũ trang Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại khu vực Fanzailiao ở miền Trung để mô phỏng tình huống thành phố Đài Trung bị tấn công. Đây là hoạt động đầu tiên trong loạt cuộc tập trận với chiến thuật mới nhằm đề phòng một cuộc tấn công từ Trung Quốc đại lục. ii) Ủng hộ việc Anh thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đài Bắc ủng hộ việc Anh thiết lập một căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông. Đây một ý đinh đã được bộ trưởng Quốc Phòng Anh Quốc tiết lộ với tờ The Sunday Telegraph ngày 30/12/2018, theo đó có khả năng là Anh sẽ đặt căn cứ quân sự đó ở Singapore hay Brunei.Tổng thống Đài Loan còn hy vọng rằng tất cả các quốc gia có thể hợp tác hoàn toàn với nhau ở Biển Đông trong tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và tự do đi lại, trong tinh thần tôn trọng lập trường của mỗi bên. iii) Chào đón tàu Mỹ đi quan eo biển Đài Loan. Hồi tháng 3/2019, hai tàu khu trục hải quân Mỹ là Curtis Wilbur và tàu tuần duyên Bertholf qua eo biển Đài Loan. Bộ Quốc phòng Đài Loan nói các tàu của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan từ phía tây nam và tiếp tục đi theo hướng bắc. Các lực lượng có vũ trang của Đài Loan theo dõi diễn biến của các tàu này để “đảm bảo ổn định trong khu vực và an ninh của khu vực biên giới duyên hải,” bộ này cho biết và nói thêm rằng họ không thấy có gì bất thường và không có lý do gì phải hốt hoảng cả. iv) Xúc tiến việc đàm phán mua F-16 của Mỹ. Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngầm chấp thuận yêu cầu của Đài Bắc về việc muốn mua hơn 60 chiếc tiêm kích F-16 do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nếu được thực hiện, đây sẽ là thỏa thuận mua máy bay chiến đấu đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan kể từ năm 1992. v) Tuyên bố có thể bắn chìm tàu sân bay của TQ. Cơ quan phòng vệ Đài Loan xếp thứ 13 trong chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu, đứng trên cả Đức, Israel hay Canada và Australia. “Tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 là loại tên lửa chống hạm mạnh nhất thế giới, có thể tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc trong vài giây”, quan chức Đài Loan nhấn mạnh. “Chỉ cần có thể bổ sung số lượng tàu ngầm đang thiếu thì Đài Loan có thể vượt mặt 10 khu vực và cường quốc quân sự toàn cầu”, ông Vương nói. Ông này nói thêm, eo biển Đài Loan là nơi có mật độ tên lửa nhiều nhất toàn cầu, bởi chỉ tính riêng cơ quan phòng vệ Đài Loan đã có tới hơn 7.7000 quả tên lửa. vi) Tăng cường tiếp lực quân sự tại đải Ba Bình. Năm 2018, Đài Loan thông qua kế hoạch bố trí 6 khẩu pháo 115 mm tại đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Đài Loan chiếm đóng) và kế hoạch để đóng 141 tàu thuyền các loại bổ sung cho đội tàu của Cục Tuần duyên Đài Loan trong 10 năm tới, với tổng kinh phí lên tới 13,86 tỷ USD. Đài Loan còn đưa tàu nghiên cứu Hải Nghiên 1 đến hoạt động tại các đảo Gạc Ma, Tiên Nữ và Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa.

Dư luận cho rằng dù dưới hình thức nào thì các đòi hỏi chủ quyền và hoạt động của Đài Loan vi phạm luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.Việc Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam, nhiều lần tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho là “hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này”, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. “Mọi hoạt động của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm cả việc diễn tập bắn đạn thật đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới