Sunday, November 17, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThăm quần đảo Natuna: Tổng thống Joko Widodo đang đáp trả cứng...

Thăm quần đảo Natuna: Tổng thống Joko Widodo đang đáp trả cứng rắn yêu sách chủ quyền phi pháp của TQ

Tổng thống Joko Widodo (8/1) đã đi thăm một hòn đảo trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc, một động thái được cho là nhằm khẳng định chủ quyền của Indonesia giữa bối cảnh đang xảy ra cuộc đối đầu giữa các tàu nước này với Trung Quốc.

Trong chuyến thăm, Tổng thống Indonesia cho rằng vùng biển tranh chấp là chỉ thuộc về Indonesia; nhấn mạnh “chúng tôi có một quận ở đây, một chính quyền và một lãnh đạo chính quyền ở đây” và “không tranh cãi gì ở đây nữa, trên thực tế, Natuna chính là Indonesia”.

Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu vào giữa tháng 12/2019 sau khi một tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc đi vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nằm ngoài khơi bờ biển phía bắc đảo Natuna. Đến 19 – 24/2019, ít nhất 63 tàu đánh cá và tàu hải cảnh của Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Natuna thuộc tỉnh Quần đảo Riau. Trước những hành vi trên, Indonesia đã đưa ra nhiều tuyên bố ngoại giao cứng rắn phản ứng hành vi trên của Bắc Kinh, đồng thời triệu Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để phản đối. Indonesia khẳng định rằng EEZ của nước này đã được xác định theo luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh rằng, là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc có nghĩa vụ tôn trọng và thực thi văn bản này. Đồng thời, Chính phủ Indonesia cáo buộc Trung Quốc vi phạm EEZ của mình và tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận “đường 9 đoạn” do Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông và không được luật pháp quốc tế công nhận, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tuy nhiên, bất chấp phản ứng và ngăn cản của Indonesia, Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện các tàu chấp pháp và tàu cá trong EEZ Indonesia, đồng thời ngang ngược cho rằng đây là khu vực “ngư trường truyền thống” của Trung Quốc. Do đó, buộc Indonesia phải gia tăng các biện pháp đối phó với tàu phi pháp của Trung Quốc. Vào đầu tuần này, Indonesia đã triển khai thêm tàu và máy bay chiến đấu, tàu chiến, binh lính và ngư dân để tuần tra vùng biển xung quanh khu vực này.

Được biết, Trung Quốc không có yêu sách chủ quyền đối với vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng mình có ngư trường truyền thông đối với vùng biển này. Do đó, Trung Quốc thường xuyên duy trì hoạt động ngư nghiệp và điều tàu chấp pháp tới Natuna. Để khẳng định chủ quyền và ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc, Indonesia đã có nhiều động thái chuẩn bị: (i) Indonesia (2017) đổi tên khu vực phía bắc của vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông thành “Biển Bắc Natuna”, một phần trong kế hoạch đẩy lùi tham vọng về chủ quyền hàng hải của Trung Quốc. (ii) Tổng thống Joko Widodo từng 4 lần thăm quần đảo Natuna, nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Tổng thống Widodo thị sát quần đảo Natuna lần đầu tiên kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ hai vào tháng 10/2019. Trước đó, ngày 23/6/2016, Tổng thống Widodo đã triệu tập họp nội các diện hẹp trên một tàu chiến tại vùng biển Natuna. Ông cũng tới Natuna tham dự hai cuộc tập trận của Không quân và của Lực lượng phản ứng nhanh của quân đội Indonesia vào tháng 10/2016 và tháng 5/2017. (iii) Indonesia đang đẩy nhanh quá trình cải tạo và hiện đại hóa các căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna. Theo thông tin do tỉnh trưởng Isdianto của Indonesia cho biết, Chính quyền tỉnh Riau, bao gồm quần đảo Natuna nằm ở phía Nam Biển Đông, đã dành một khu đất rộng 40 ha để xây dựng căn cứ và công trình. Dự kiến, Indonesia sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch trên vào đầu năm 2020; đồng thời cho biết căn cứ này sẽ giúp quân đội Indonesia tăng cường hiện diện ở khu vực. Giới truyền thông Indonesia nhận định đó là một trong những động thái mới của Indonesia nhằm tăng cường hiện diện và bảo vệ Natuna sau khi giới chức nước này nhiều lần ngăn chặn tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở khu vực gần Biển Đông. Trong năm ngoái, Indonesia mở một căn cứ quân sự trên đảo Natuna Besar thuộc Natuna, với hơn 1.000 quân nhân đóng trú và một nhà chứa cho đội máy bay không người lái. Trước đó, Tổng thống Joko Widodo (5/10/2019) cho biết sau khi khánh thành căn cứ quân sự tại quần đảo Natuna trên Biển Đông, 4 căn cứ khác sẽ được thiết lập tại Biak, Merauke, Morotai và Saumlaki nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và sự phối hợp giữ 3 quân chủng hải, lục và không quân tại các khu vực biên giới trên biển. Ông Joko Widodo cho biết Indonesia đang nỗ lực nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng lục quân, hải quân và không quân, nhằm giải quyết các mối đe dọa an ninh quốc phòng, trong đó có chủ nghĩa khủng bố; nhấn mạnh quân đội Indonesia đang chuyển đổi thành một hệ thống tích hợp hơn, thay vì 3 lực lượng riêng rẽ trước đây; đồng thời cho biết TNI (7/2019) đã thành lập Bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp, quy tụ các lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Đáng chú ý, ông Widodo cũng cam kết tăng phúc lợi cho các binh sỹ và tăng ngân sách quốc phòng từ từ 121 nghìn tỷ rupiah (8,6 tỷ USD) trong năm 2019 lên 131 nghìn tỷ rupiah (hơn 9,3 tỷ USD) vào năm 2020.

Giới quan sát nhận định Indonesia ngày càng quan ngại về tình hình an ninh ở Biển Đông với các biến động gần đây, đặc biệt là việc Trung Quốc gia tăng hoạt động trái phép trong EEZ của Indonesia. Tham mưu trưởng hải quân Indonesia Ade Supandi khẳng định lập trường của nước này là “cần duy trì an ninh và ổn định ở Biển Đông, đặc biệt với các mối đe dọa gia tăng trong thời gian gần đây”. Ngay từ tháng 9/2014, Trưởng cơ quan điều phối an ninh biển Indonesia Desi Albert Mamahit đã cảnh báo tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là “mối đe dọa thật sự” mà sớm hay muộn gì cũng sẽ ảnh hưởng tới nước này, còn một sĩ quan hải quân cấp cao cho biết các cuộc tập trận thời gian qua trong khu vực Natuna là nhằm “ứng phó những lập trường hung hăng”. Trước tình hình trên, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu (6/9/2015) cho biết Indonesia sẽ trang bị cho Natuna một cảng biển và mở rộng đường băng trên đảo chính, đồng thời cho biết sẽ triển khai thêm chiến đấu cơ đến khu vực. Cũng nhằm ứng phó nguy cơ tiềm ẩn ở Biển Đông, Indonesia đã nâng cấp một căn cứ hải quân ở tỉnh Tây Kalimantan trên đảo Borneo, cách không xa Natuna, thành căn cứ hải quân chính của nước này. Để đáp ứng trang thiết bị khí tài triển khai trên đảo Natuna, Indonesia (2015) cũng đang mua 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc và 2 chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan, 8 trực thăng AH-64E Apache của Mỹ. Jakarta cho biết sẽ điều 4 trong số 8 chiếc Apache ra căn cứ Natuna. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao thuộc Hạ viện Indonesia Mahfudz Siddiq (24/3/2016) cho biết cơ sở mới sẽ giúp Jakarta tăng cường hệ thống phòng thủ trung tâm hiện nay của nước này tại phía Đông và Tây, đồng thời cải thiện tính lưu động của quân đội Indonesia. Theo ông Mahfudz, chính phủ cần 1,3 nghìn tỷ rupiah (tương đương 134 triệu USD) nhằm phát triển cơ sở trên quần đảo Natuna. Trong khi đó, Phó chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc phòng Indonesia Hasanudin nhận định, căn cứ không nhất thiết phải là “nơi nhân viên quân sự hiện diện ở một vị trí đặc biệt để sẵn sàng triển khai” mà là nơi trung chuyển lực lượng, nhấn mạnh Indonesia đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực, nên cần bổ sung nhân sự và thiết bị quốc phòng trong khu vực. Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng, ngoại giao và thông tin Hạ viện Indonesia Hanafi Rais (29/6/2016) cho biết Ủy ban này đã đạt được thỏa thuận về đề xuất của chính phủ xây dựng một căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna, ở phía Nam Biển Đông, đồng thời kêu gọi Chính quyền phối hợp tích cực với các nước láng giềng Đông Nam Á để ngăn chặn những đe dọa và hành động quân sự hóa ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới