Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTiến sĩ Đức nói về vai trò của COC trong giải quyết...

Tiến sĩ Đức nói về vai trò của COC trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Tiến sỹ Gerhard Will cho rằng, để đàm phám COC thành công, các bên phải thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau.

Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 3 diễn ra tại Đại học Hamburg, Đức ngày 30/1, Tiến sỹ Gerhard Will– nguyên chuyên gia về biển Đông của Quỹ khoa học và Chính trị Đức (SWP) đã đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

PV: Quan điểm của ông về tầm quan trọng của việc xây dựng bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC)?

Tiến sỹ Gerhard Will: Đàm phán COC đóng vai trò quan trọng nhưng nó chỉ là một “viên gạch” trong giải quyết tranh chấp. Một điều kiện để giải quyết tranh chấp hoàn toàn là các phía liên quan phải tin tưởng nhau. Chỉ có thế đàm phán mới có thể thành công hoàn toàn. Một điều quan trọng là COC cũng phải dựa vào luật quốc tế.

PV: ASEAN cần làm gì để thúc đẩy việc xây dựng Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trên cơ sở luật pháp quốc tế?

Tiến sỹ Gerhard Will: ASEAN đóng vai trò quan trọng trong đàm phán COC. Điều quan trọng là các nước ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề này. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn luôn cố gắng cản trở các nước ASEAN có cùng quan điểm trong đàm phán. Sau khi đạt được sự đồng thuận, các nước ASEAN có thể đàm phán với Trung Quốc. Một ví dụ quan trọng là Hiệp ước ASEAN. Hiệp ước này đã được các nước ASEAN viết để các nước khác có thể ký kết và tham gia.

tien si duc noi ve vai tro cua coc trong giai quyet tranh chap tren bien dong hinh 2
Hội thảo quốc tế về Biển Đông.

PV: Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung phức tạp hiện nay, ông có đánh giá và khuyến nghị như thế nào cho việc xây dựng COC?

Tiến sỹ Gerhard Will: Cạnh tranh Mỹ – Trung và chính trị thế giới cũng đóng một vai trò trong xung đột biển Đông. Nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng, xung đột này rất có lợi cho ASEAN vì họ đứng ở vị trí trung lập. Quan trọng cho ASEAN là xây dựng hệ thống chính sách an ninh bền vững. Trong hệ thống này không chỉ có sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc mà còn các nước khác như Nhật, Australia, Ấn Độ.

Theo tôi, hòa bình trong khu vực chỉ có thể đạt được với một hệ thống chính sách rõ ràng và dài hạn. Việc đưa tàu chiến Mỹ vào và ra khỏi Biển Đông chỉ tạo ra một tình huống bất ổn hơn. Và tuy Tổng thổng Mỹ hiện thời rất khó đoán thì những thỏa thuận rõ ràng vẫn nên được xây dựng để có thể dựa vào nó trong trường hợp cần thiết.

PV: Tiến sỹ hãy cho biết đánh giá của mình về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) trong vụ kiện của Phillipines. Liệu đây có thể là cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hay không?

Tiến sỹ Gerhard Will: Phán quyết của PCA là một văn bản luật quốc tế quan trọng. Nó không trực tiếp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ nhưng nó tạo ra điều kiện để giải quyết chúng. Phán quyết này cho thấy rõ tính bất hợp pháp của “Đường chín đoạn” của Trung Quốc cũng như việc không thể đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế dựa trên những hòn đảo/đá trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc giải quyết hoàn toàn các vấn đề chủ quyền vẫn phụ thuộc vào đàm phán giữa các nước liên quan

RELATED ARTICLES

Tin mới