Tập Cận Bình đã dấn thân vào sự nghiệp chính trị như thế nào? Lời khuyên của Tập Trọng Huân đối với ông lúc đầu là gì? Bây giờ bệnh dịch đang hoành hành, thiên tai nhân họa xảy ra liên miên khiến thảm họa ngày càng tàn khốc hơn. Đứng trước đại ôn dịch, Tập Cận Bình sẽ kết thúc vở kịch này như thế nào?
Tập Trọng Huân yêu cầu một người con của mình ở lại làm chính trị
Vào những năm 1960, vì cuốn tiểu thuyết “Lưu Chí Đan” được viết bởi một cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản miền bắc, Thiểm Tây, Trung Quốc, Tập Trọng Huân bị cho là một “kẻ phản bội” đất nước . Ông bị đàn áp dã man, bị thẩm tra, bị nhốt trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa suốt 16 năm. Ông bị tra tấn tới mức thần trí thất thường, có lần ông giả điên để bảo vệ gia đình khỏi bị dính líu. Sau Cách mạng Văn hóa, Tập Trọng Huân được minh oan và được giao trách nhiệm nặng nề: giám sát Quảng Đông.
Từ thời ông phụ trách Quảng Đông, Tập Trọng Huân đã yêu cầu các con mình nếu có cơ hội thì hãy “cao chạy xa bay”, nếu ở lại đất nước không chừng một ngày nào đó sẽ bị bức hại vì chính trị, chứ đừng nói đến việc phục vụ quê hương. Tuy nhiên, trong số các con của mình ông yêu cầu một người ở lại làm chính trị.
Tập Trọng Huân nói chuyện riêng với Tập Cận Bình
Dương Bình, người bạn vong niên của Tập Trọng Huân, xuất bản bài báo kể về tình cảm cha con cảm động lòng người trong gia đình của ông Tập, nói rằng vào sinh nhật lần thứ 23 của Tập Cận Bình, năm 1976, Tập Trọng Huân đã khóc ròng 2 giờ đồng hồ vì nhớ về tuổi thơ đau thương của Tập Cận Bình “Cửu tử nhất sinh”.
Một tháng sau sinh nhật lần thứ 23 của Tập Cận Bình, Tập Trọng Huân đã gọi Tập Cận Bình và Tập Xa Bình đến Lạc Dương. Sau khi đến nơi, ông bảo Dương Bình đưa Xa Bình đi chơi, còn ông nói chuyện riêng với Cận Bình.
Sau khi hai anh em rời đi, Tập Trọng Huân nói với Dương Bình: “Tương lai con đường chúng đi sẽ khác nhau”.
Tập Trọng Huân đã nhiều lần nói chuyện chính trị với Tập Cận Bình, và dạy con trai cách trở thành một quan chức như thế nào. Trương Quốc Anh, thư ký của Tập Trọng Huân nhớ lại rằng Tập Trọng Huân đã từng nói với Tập Cận Bình, bất kể làm quan to đến đâu, muốn có được sự liên kết, ủng hộ từ quần chúng, thì cần phải tiếp cận mọi người một cách gần gũi, giản dị.
Tập Xa Bình tưởng nhớ đến người cha Tập Trọng Huân
Một nhà văn ở nước ngoài viết rằng: ngày 15 tháng 10 năm 2013 là sinh nhật lần thứ 100 của Tập Trọng Huân, 11 năm kể từ khi ông qua đời. Con trai út của Tập Trọng Huân – Tập Xa Bình đã viết một bài báo dài hơn 7.000 từ để tưởng nhớ cha mình.
“Khi còn nhỏ, cha tôi đã dạy chúng tôi rằng: “Gửi tặng than củi trong ngày giá rét. Tức là phải giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn. Ông cũng đã nhiều lần viết cho các con: “Gửi tặng than củi trong ngày giá rét là nguyện của ta”. Tấm lòng đối đãi với người “gửi tặng than củi trong ngày giá rét” đó không chỉ xuyên suốt một đời của ông, mà còn để lại chuẩn tắc đối nhân xử thế cả đời cho chúng tôi ngày từ khi chúng tôi còn nhỏ.”
Tập Trọng Huân từng nói: “Cả đời này, tôi chưa từng ‘chỉnh’ ai bao giờ”. Câu này nói thì rất dễ, nhưng làm được lại vô cùng khó. Bởi lẽ mỗi khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động một chiến dịch, đều là một lần người ta mất dần đi nhân tính.
Tập Xa Bình đã viết: “Trong những năm bất công ấy, những “vấn đề” bêu xấu, không chân thật đối với cha tôi, ông luôn một mình ôm lấy trách nhiệm, thà bản thân mình chịu đựng còn hơn khiến người khác bị dính líu. Ông nói: “Hạt vừng trên người tôi là dưa hấu trên người khác; hạt dưa hấu trên người khác là hạt vừng đối với tôi.” Nhiều người nghe thấy điều này liền rơi lệ. Chưa từng “chỉnh” người khác là điều quan trọng nhất mà cha đã làm trong đời đối với việc “đưa tặng than củi trong ngày giá rét”.
Tập Xa Bình kể rằng trong sách giáo khoa tiểu học có một câu chuyện “Khổng Dung nhường lê”. “Tôi nhớ rất rõ từng chữ một. Đó là một giáo huấn đặc biệt của gia đình mà cha đã dạy tôi từ thời thơ ấu. Cha tôi từng hơn một lần cầm sách giáo khoa, nắm tay tôi và đọc cho tôi nghe câu chuyện ấy, dạy tôi những điều tốt đẹp trong bài học đó. Khiêm nhường là bài học nhân sinh quan trọng nhất trong đời mà cha đã dạy cho tôi. Ở nhà, cần khiêm tốn với cha mẹ, anh chị em, ra ngoài cần khiêm tốn với người lớn tuổi, bạn bè, đồng nghiệp. Trong cuộc sống cần khiêm tốn với chính danh dự và lợi ích của cá nhân. Khiêm nhường là giá trị của tất cả mọi thứ! Khiêm nhường không chỉ là xem nhẹ danh dự, lợi ích của bản thân, mà còn là sự thăng hoa của đạo đức con người. Tôi vô cùng biết ơn cha tôi đã dẫn dắt và định hướng cho tôi một con đường chân chính để bước đi trong cuộc đời.
Sau này lớn lên, hòa nhập vào dòng chảy của xã hội, tôi mới thực sự minh bạch được rằng, đối diện với những quan hệ phức tạp ngoài xã hội, sự khiêm nhường mà cha tôi đã dạy dỗ, nuôi dưỡng nó thành thói quen trong tôi từ khi còn nhỏ đã đem lại rất nhiều điều tốt đẹp cho tôi trong cuộc sống!
Bây giờ, nhìn thấy các loại thảm họa tự nhiên cũng như nhân tạo đang xảy ra trước mắt, Tập Cận Bình dường như đã quên mất lời cảnh báo của cha mình. Trên thực tế, nếu ông ấy có thể xem nhẹ quyền lực, biết vì dân chúng, thì sức mạnh chân chính sẽ xuất hiện. Sự độc tài của chính quyền Bắc Kinh đã khiến cho người dân Trung Quốc sống trong đau khổ, hy vọng mong manh của họ, sự chờ đợi để được chính quyền “gửi tặng than củi ngày giá rét” sẽ không thể đến nếu như hệ thống toàn trị, tất cả vì “ổn định chính trị” vẫn còn tồn tại ở đó?