Thursday, January 23, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐấu đá chính trị nội bộ tại Trung Quốc ẩn hiện đằng...

Đấu đá chính trị nội bộ tại Trung Quốc ẩn hiện đằng sau những lời nói của lãnh đạo Vũ Hán

Sau khi hoàn toàn mất kiểm soát trước sự bùng phát của coronavirus lan rộng khắp Trung Quốc và trên hơn một chục quốc gia, các quan chức cấp cao của đảng Cộng sản ở Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc không thể thoát khỏi sự đối mặt với công chúng. Vào ngày 26/1, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã tổ chức một cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh. Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc Vương Hiểu Đông, Tổng thư ký đảng Hồ Bắc Bie Bixiong, và Thị trưởng thành phố Vũ Hán Chu Tiên Vượng cũng tham dự. Hành vi của ba quan chức cấp cao này trong cuộc họp báo đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng Trung Quốc.

 Đầu tiên là vấn đề đeo khẩu trang: Vương không đeo khẩu trang. Chu đeo khẩu trang từ trong ra ngoài, và Bie đeo khẩu trang nhưng để lộ mũi.

Tiếp theo, trong phần giới thiệu về việc đeo khẩu trang y tế, Vương bắt đầu bằng cách đề cập đến một số lợi thế nhất định của tỉnh. Ông ta cho biết thành phố Tiên Đào có thể sản xuất 10,8 tỷ khẩu trang mỗi năm. Sau đó, ai đó đã chuyển một ghi chú cho ông ta. Vương tự sửa, nói rằng đó là do nói nhịu và con số thực sự là 1,8 tỷ. Khi đọc lại từ bảo thảo của mình, ông ta đã tự sửa lại, nói rằng đó thực sự là 1,08 triệu bản.

Khi cuộc họp báo kết thúc, ba nhà lãnh đạo vỗ tay.

Ba quan chức với thái độ xuê xoa thiếu nghiêm túc trên đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt giữa các cư dân mạng. Cụ thể, cư dân mạng nghi ngờ về khả năng của Vương trong việc lãnh đạo cuộc chiến chống lại dịch bệnh này, khi ông ta thậm chí không thể tìm ra số lượng khẩu trang được sản xuất trong phạm vi quyền hạn của mình.

 Trên thực tế, cách ba nhà lãnh đạo cư xử trong buổi họp báo cho thấy bản chất thực sự của họ và đó không phải là hiếm gặp. Bất cứ khi nào các quan chức của đảng tham dự các dịp công khai, tất cả họ đều hành động một cách lúng túng, hoảng hốt và lo lắng. Từ ngữ thường làm họ thất bại. Lý do chính là, để đảm bảo vị trí của họ, các quan chức của đảng chỉ cần thỏa mãn cấp trên của họ. Họ không cần phải có trách nhiệm với công chúng.

Các quan chức của đảng chỉ tự tin và bình tĩnh khi họ nói những câu chuyện vô nghĩa với cấp dưới trong các cuộc họp nội bộ. Nhưng một khi được phơi bày trước công chúng, sự hoảng hốt phản bội họ. Cho dù Vương có sai sót bao nhiêu lần trong buổi họp báo, miễn là ông ta không phạm sai lầm trong công việc với cấp trên và trong việc “duy trì sự ổn định”, thì nó sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực đến chiếc ghế của ông ta.

Thực tế là, các quan chức cấp cao của đảng không có khả năng quản lý và điều hành đúng đắn hoạt động bình thường của chính quyền tỉnh hoặc thành phố, chứ chưa nói đến khả năng chỉ huy trong trường hợp khẩn cấp hoặc thảm họa lớn. Các quan chức như họ chỉ có thể mang lại thảm họa và cái chết cho người dân.

Ngoài ra, điều đáng chú ý là thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng đã nói và hành động kỳ lạ trước công chúng và trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài truyền hình CCTV của nhà nước, Chu đã trả lời những lời chỉ trích về việc chính quyền Vũ Hán xử lý vụ dịch. Ông ta nói rằng ông không được phép tiết lộ thông tin nhạy cảm, và ông chỉ có thể tiết lộ thông tin nếu được chính quyền trung ương chấp thuận: “Chúng tôi đã tích cực hơn sau cuộc họp của chính phủ vào ngày 20/1, trong đó xác định virus này là bệnh truyền nhiễm cấp độ I và cần có trách nhiệm địa phương.”

 Những từ của Chu có nghĩa là gì? Trong chính trị Trung Quốc, điều cực kỳ hiếm là các quan chức cấp dưới dám đẩy trách nhiệm cho cấp trên của họ. Nó có thể đồng nghĩa với sự kết thúc của sự nghiệp chính thức của họ, vì đã vi phạm một điều cấm kỵ.

Trong khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, Chương Văn Khang, bộ trưởng y tế lúc bấy giờ, đã đủ can đảm để nhận trách nhiệm và bị cách chức. Tuy nhiên, ông đã trở lại an toàn trong lĩnh vực chính trị vào tháng 10/2003 và giữ chức phó chủ tịch của tổ chức từ thiện do chính phủ điều hành, Quỹ Soong Ching Ling. Ông cũng được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Ủy ban giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế và thể thao năm 2005.

Có hai cách giải thích cho việc Chu dám vi phạm điều cấm kỵ chính trị này. Đầu tiên, có thể Chu bị thao túng bởi các quan chức cấp cao, người yêu cầu ông ta nói điều đó; Thứ hai, có thể ông ta mắc lỗi này mà không nhận ra. Tuy nhiên, có thể suy đoán để loại trừ một trong những khả năng này.

Sự chu đáo dành cho việc phục vụ cấp trên của các quan chức của đảng đã được thể hiện khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vội vã tới thành phố Vũ Hán vào ngày 27/1. Khi đó Lý, cùng với Chu, đi kiểm tra một bệnh viện mới đang được xây dựng, Chu đã bỏ mũ ra và đưa nó cho nhân viên của mình sau khi ông ta thấy rằng Lý không đội mũ, theo một video trực tuyến. Cử chỉ này được xem là nhằm cứu Lý khỏi sự bối rối.

Điều này chỉ ra rằng Chu rất thông thạo các quy tắc của đảng, không có khả năng phạm sai lầm khi vô tình đẩy tội lỗi cho chính quyền trung ương. Do đó, có khả năng cao là Chu đã làm theo chỉ dẫn của cấp trên để đưa ra những nhận xét công khai như vậy.

 Điều đó nghĩa là gì?

Điều này cho thấy rằng vào thời điểm cuộc sống của hàng triệu người dân Trung Quốc đang bị đe dọa, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn đang tham gia vào cuộc xung đột đấu đá nội bộ khốc liệt, và thậm chí cuộc sống của chính người dân và bản thân dịch bệnh này có thể được chính quyền Trung Quốc sử dụng làm công cụ.

Thị trưởng Chu cuối cùng có thể trở thành mục tiêu của một chiến dịch “chống tham nhũng” trong tương lai, như một sự trừng phạt vì không tuân thủ các quy tắc bất thành văn của đảng. Trong giới chức Trung Quốc, bất kỳ quan chức nào cũng có thể trở thành nạn nhân “tiếp theo” bất cứ lúc nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới