Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaQuyết ngăn chặn, răn đe TQ và Nga trên biển: Mỹ triển...

Quyết ngăn chặn, răn đe TQ và Nga trên biển: Mỹ triển khai tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân cho tàu ngầm

Bộ Quốc phòng Mỹ (4/2) cho biết nước này đã triển khai tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân cho tàu ngầm nhằm đối phó với những mối đe dọa, thách thức về an ninh trên biển.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf của Mỹ

Theo thông tin trên, những đầu đạn hạt nhân mới được trang bị cho tên lửa phóng từ tàu ngầm là đầu đạn có thể dùng để tấn công quân sự cục bộ được chế tạo để răn đe Nga và Trung Quốc. Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách John Rood, những nước đối địch tiềm tàng như Nga cho rằng triển khai vũ khí hạt nhân sức công phá thấp sẽ giúp họ có lợi thế hơn so với Mỹ, nhưng Mỹ chắc chắn có thể đối phó với bất cứ kịch bản đe dọa nào. Việc triển khai đầu đạn hạt nhân mới được thông báo trong báo cáo Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố hồi năm 2018.

Theo một tài liệu năm 2018, Mỹ hiện có 71 tàu ngầm, tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu này bao gồm lớp Ohio, được đóng trong những năm 1980, trang bị tên lửa đạn đạo Trident D-5. Có 18 chiếc tàu ngầm lớp Ohio còn đang trong biên chế hải quân Mỹ. Ngoài ra hải quân Mỹ còn có hai lớp tàu ngầm chủ lực khác là Los Angeles (24 tàu) và Virginia (16 tàu). Chỉ có các tàu lớp Virginia là được đóng từ những năm 2000 tới gần đây. Tàu lớp Los Angeles ra đời trong giai đoạn 1972-1996 nên đã dần lạc hậu. Mới đây, Hải quân Mỹ (2/12/2019) đã công bố hợp đồng quân sự đắt đỏ với khoản tiền lên tới 22,2 tỷ USD để đầu tư vào hệ thống tàu ngầm hiện đại nhất thế giới. Hợp đồng này bao gồm 9 tàu tấn công hạt nhân lớp Virginia, được cho là để tập trung đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Theo thông tin trên, Hải quân Mỹ sẽ mua 9 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia để đối phó với việc Trung Quốc tăng cường đáng kể lực lượng hải quân. Các tàu ngầm lớp Virginia là nền tảng hoạt động đa nhiệm dưới biển quan trọng của Hải quân Mỹ. Chúng có khả năng chống các tàu ngầm, tàu trên mặt biển và các mục tiêu đất liền, cũng như tiến hành các chiến dịch đặc biệt, trong đó có việc thu thập thông tin tình báo và trinh sát. Các tàu ngầm mới sẽ được đóng bởi nhà thầu chính General Dynamics Electric Boat tại Groton, bang Connecticut và nhà thầu phụ Huntington Ingallls Industries. Hiện 18 tàu ngầm đã sẵn sàng hoạt động trong hạm đội của Hải quân Mỹ trong khi 10 tàu ngầm khác đang nằm trong những giai đoạn xây dựng khác nhau. Theo các nhà thầu, các tàu ngầm mới sẽ lớn hơn với lượng giãn nước 10.200 tấn, nhiều hơn so với lượng giãn nước 7.800 tấn của các tàu ngầm hiện tại. Các tàu ngầm mới có chiều dài 140 mét, dài hơn so với chiều dài 115 mét của các tàu ngầm hiện tại. Ngoài ra, các tàu ngầm mới cũng được trang bị hỏa lực mạnh hơn, với khả năng tấn công bằng 40 tên lửa hành trình Tomahawk, so với 12 tên lửa trên các tàu ngầm đang hoạt động. Những tàu ngầm này cũng có thể tự tạo ra nước và oxy cũng như chìm dưới nước liên tục trong nhiều tháng. 9 tàu ngầm mới sẽ là các tàu được bổ sung vào hạm đội và thay thế một số tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles đã lỗi thời của Hải quân Mỹ, vốn được đưa vào hoạt động từ thập niên 1970. Ngoài ra, trong số các tàu ngầm hạt nhân chiến lược đang sở hữu, tàu ngầm Seawolf của Mỹ được mệnh danh là tàu ngầm hạt nhân hoạt động êm nhất thế giới. Nó cũng là tàu ngầm đắt và hiện đại nhất của Mỹ, những chiếc Seawolf được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tìm diệt các tàu ngầm hạt nhân đối phương. Seawolf có chiều dài 108m, chiều rộng 12m, có lượng giãn nước lên tới 12.158 tấn khi lặn. Để di chuyển, tàu ngầm Seawolf được trang bị lò phản ứng hạt nhân S6W cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước với tổng công suất 52.000 mã lực. Tàu có thể di chuyển với tốc độ 18 hải lý/giờ khi nổi, 35 hải lý/giờ khi lặn. Seawolf trang bị hệ thống sonar BQQ 5D, sonar mảng kéo TB-29A, để phát hiện các tàu ngầm đối phương, cùng hệ thống sonar BQS-24 nhằm phát hiện thủy lôi. Seawolf có 8 ống phóng ngư lôi, nhiều gấp đôi các tàu ngầm lớp trước. Loại ngư lôi mà tàu trang bị chính là sát thủ Mk-48. Tàu có thể mang theo 50 ngư lôi hạng nặng Mark 48, tên lửa chống tàu Harpoon và tên lửa hành trình Tomahawk. Với nhiệm vụ chuyên biệt trên, tàu ngầm này được trang bị hệ thống bơm phun cùng những công nghệ tối tân cho phép hoạt động cực êm, khiến đối phương rất khó phát hiện. Để có thể tìm và tiêu diệt những tàu ngầm của đối phương ở độ sâu trên, tàu Mỹ được chế tạo từ thép HY100 có độ dày 5cm, chịu được áp suất cao. Hợp kim HY-100 bền chắc hơn khoảng 20% so với hợp kim HY-80 được sử dụng cho tàu ngầm lớp Los Angeles. Vì vậy, tàu ngầm lớp Seawolf có khả năng lặn sâu hơn 600m, nơi mà các tàu ngầm đối phương đang hoạt động. Không những vậy khi cần thiết tàu này có thể lặn tới độ sâu không tưởng, lên tới 900m, sâu hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào trên thế giới.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê không chính thức, Trung Quốc hiện đứng thứ ba trên thế giới về số lượng tàu ngầm với 69 tàu, trong đó có 5 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và khoảng 64 tàu diesel-điện. Số tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc tuy không được thiết kế và tính năng ưu việt như tàu ngầm Nga hoặc Mỹ, nhưng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc vẫn có thể bắn những tên lửa hạt nhân tầm xa. Các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc mang 12 tên lửa đạn đạo chiến lược, chiếm 1,1% số tên lửa này của Trung Quốc. Các tàu ngầm khác mang 146 tên lửa chống hạm (chiếm 9,9%), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.608 thủy lôi (31,5%). Trang tin topwar.ru (Nga) cho biết, tàu ngầm của Trung Quốc được chia thành một số loại sau: Tàu ngầm lớp Tấn (Type 094), đây là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, dài 133m, trọng tải rẽ nước gần 9.000 tấn, được trang bị tên lửa Cự Lãnh-2 (JL-2)hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn, có tầm bắn 8.000 – 9.000 km. Tàu ngầm lớp Thương (Type 093), đây là loại tàu ngầm đa năng, có sức rẽ nước từ 7,5 – 8.000 tấn, được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm và có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm YJ-82 với tầm bắn 129 km. Tàu ngầm lớp Nguyên (Type 041), đây là loại diesel – điện, được đóng từ đầu những năm 2000, được trang bị 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm, có thể dùng cho tên lửa chống hạm YJ-8 hoặc CX-1. Tàu ngầm lớp Tống (Type 039), đây là loại tàu ngầm điện – diesel không lớn, chiều dài 75 mét, lượng giãn nước là 3.500 tấn, được trang bị 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm kết hợp với tên lửa chống hạm YJ-8. Trung Quốc có khoảng 13 – 15 tàu ngầm loại này. Ngoài ra, Trung Quốc còn một số loại tàu ngầm cũ như 02 chiếc tàu ngầm lớp Hán (Type 091), 5 tàu ngầm lớp Minh, gần 30 tàu loại Romeo (Type 033). Trung Quốc cũng tích cực mua tàu ngầm của nước ngoài, đặc biệt là tàu ngầm đa năng chạy bằng điện và diesel Kilo 636 do Nga sản xuất, được trang bị hệ thống tên lửa tiến công Club-S tầm bắn 222 km. Trung Quốc đã mua của Nga 12 tàu loại này. Giữa năm 2015, hải quân Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 3 tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Thương cải tiến Shang (Type 093A/093G). Giống như các tàu khu trục lớp Type 052D, các tàu này có thể cũng được trang bị tên lửa chống hạm YJ-18 và tên lửa tấn công mặt đất CJ-10 phóng thẳng đứng. Trong vài năm tới, Trung Quốc có khả năng sẽ phát triển tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn cải tiến (Type 096), tạo ra cho Trung Quốc sức mạnh răn đe hạt nhân và khả năng tấn công trước tiên đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, các tàu ngầm thông thường mới nhất của Trung Quốc thuộc lớp Tống và lớp Nguyên với hệ thống động lực không cần không khí (AIP) cũng trú đóng tại vịnh Á Long.

RELATED ARTICLES

Tin mới