Saturday, April 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang phải gồng minh chống chọi dịch bệnh do Virus corona

TQ đang phải gồng minh chống chọi dịch bệnh do Virus corona

Từ đầu tháng 1 đến nay, tình hình dịch bệnh do virus corona gây ra đang ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh mạng, kinh tế, chính trị của Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Bắc Kinh đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề, khiến nền kinh tế, chính trị đối diện với những thách thức lớn chưa từng có.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) khởi phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, dường như đang có chiều hướng thuyên giảm. Tính đến 16 giờ 00 ngày 7/2/2020, thế giới đã ghi nhận 31.507 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ (31.744 trường hợp mắc tại Trung Quốc), trong đó có 722 trường hợp tử vong (720 trường hợp tại Trung Quốc, 01 trường hợp tại Hồng Kông (Trung Quốc) và 01 trường hợp tử vong tại Philippines. Trên thế giới đã ghi nhận 320 trường hợp mắc tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài lục địa Trung Quốc. Theo WHO, thế giới vẫn đang ở giữa một đợt bùng phát dữ dội, 3.700 trường hợp nhiễm virus Corona được xác nhận trong một ngày.

Chính phủ Trung Quốc đang tranh luận về việc có nên hạ thấp mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% cho năm 2020 hay không, khi đây là con số mà nhiều nhà kinh tế thuộc khu vực tư nhân cho là ngoài tầm với của Trung Quốc. Ông Wang Jun, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Zhongyuan nhận định, tăng trưởng của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể giảm xuống dưới 5% và tác động của dịch bệnh có thể kéo dài sang quý II/2020. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế tư nhân khác cũng đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng đối với Trung Quốc. Chuyên gia Louis Kuijs tại Công ty tư vấn Oxford Economics đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 xuống 5,4%, so với mức 6% đưa ra trước đó. Nhà kinh tế Trung Quốc Tao Wang tại ngân hàng UBS cũng dự đoán, tăng trưởng quý đầu năm nay của nước này có thể giảm xuống 3,8% và chỉ đạt 5,4% cho cả năm.

Ngoài ra, để giảm thiểu thất nghiệp, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng gia tăng chi tiêu, giảm thuế và tăng trợ cấp cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, Bắc Kinh có thể nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để thúc đẩy các ngân hàng cho vay và giảm chi phí vay cho các doanh nghiệp. Những biện pháp hỗ trợ sẽ tập trung vào các lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ giải trí, logistic, vận tải và du lịch – vốn đều có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh do nCoV và người lao động đặc biệt dễ bị mất việc làm.

Giới chuyên gia nhận định, kinh tế Trung Quốc được tính toán thiệt hại 144 tỷ USD trong tuần lễ Tết nguyên đán, với các ngành dịch vụ nhà hàng, bán lẻ, du lịch và điện ảnh bị ảnh hưởng nặng nhất. Theo Nikkei Asia Review, sự bùng phát của virus nCoV-2019, chủng mới của virus corona gây chứng viêm phổi cấp, đã khiến nền kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại hơn 144 tỷ USD trong tuần lễ Tết nguyên đán vừa qua, do người dân hạn chế đi lại, hủy các chuyến du lịch, và tránh những địa điểm công cộng hoặc nơi đông người. Nhà hàng và các chuỗi bán lẻ từng đạt doanh thu hơn 140 tỷ USD trong 7 ngày Tết nguyên đán của năm 2019. Tuy nhiên, các chuyên gia tính toán ngành dịch vụ này chỉ thu được khoảng 70 tỷ USD trong đợt Tết nguyên đán vừa qua. Ngành du lịch và điện ảnh Đại lục được đánh giá là còn chịu thiệt hại nặng nề hơn, sau khi cơ quan quản lý du lịch Trung Quốc yêu cầu tạm dừng các đoàn du lịch theo nhóm, đóng cửa các địa điểm du lịch, đồng thời hủy bỏ kế hoạch ra mắt 8 bộ phim bom tấn chiếu vào dịp nghỉ lớn.

Trong khi đó, để ổn định tình hình và giữ niềm tin cho các doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Phan Cao Thắng (7/2) khẳng định, nước này có nhiều công cụ chính sách để giảm bớt tác động trong ngắn hạn của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra. Ông Phan Cao Thắng đánh giá dịch bệnh có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh tế trong quý 1/2020 song ảnh hưởng chỉ là tạm thời. Với kinh nghiệm trước đây, kinh tế Trung Quốc sẽ nhanh chóng ổn định sau khi dịch bệnh được kiểm soát, do nhu cầu bùng nổ sẽ giúp bù đắp cho những lúc kinh tế suy yếu. Ông Phan Cao Thắng tin rằng, bất chấp dịch bệnh, những nguyên tắc kinh tế của Trung Quốc về tăng trưởng dài hạn và chất lượng cao sẽ không thay đổi. Trước đó, để đối phó với tình hình kinh doanh u ám, một số hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc đang kêu gọi chủ sở hữu bất động sản giảm giá thuê mặt bằng đối với các ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng từ virus. Trong khi đó, Ủy ban Điều tiết ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (2/2) ra thông báo yêu cầu các ngân hàng thương mại không cắt giảm các khoản cho vay, đồng thời hạ thấp lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch và logistic chịu ảnh hưởng nặng từ virus.

Về chính trị, giới truyền thông phương Tây đánh giá diễn biến dịch bệnh đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi cầm quyền đến nay. Báo Công giáo La Croix của Pháp cho rằng chế độ Cộng Sản Trung Quốc đang làm mọi việc để Đảng và nhà lãnh đạo được nhìn nhận như người cứu thế. Trong khi người dân thể hiện nỗi giận dữ trên các mạng xã hội về các biện pháp y tế, thì chính quyền lại lo ngại về hậu quả của dịch bệnh đối với hình ảnh của đất nước trong mắt quốc tế. Ở trong nước, mục tiêu tối cao của chính quyền Trung Quốc vẫn là cho dân chúng thấy “người cha của dân tộc” đang kiểm soát được mọi chuyện; đáng chú ý, tờ báo cũng cho rằng “hệ thống chính trị của Trung Quốc đã thối nát từ trên xuống dưới, đó là chế độ chỉ chấp nhận duy nhất một tư tưởng, tư tưởng của Tập Cận Bình”. Nhà nghiên cứu về Trung Quốc Minxin Pei, thuộc trường Claremont McKenna tại California, Mỹ, phân tích “khi nào các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố thắng virus, họ sẽ cảm ơn đảng Cộng Sản và Chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi ngược lại, sự thật là chính đảng Cộng Sản mới phải chịu trách nhiệm đầu tiên về thảm họa này”.

Về đối ngoại, truyền thông Trung Quốc âm thầm, không nói nhiều tới dịch bệnh, nhưng lại nhiệt tình loan báo về tình đoàn kết mà quốc tế dành cho Trung Quốc, những lời cổ vũ, khen ngợi của các nước Lào, Pakistan, Nam Phi, Liban, Iran, Achentina, Mehicô và Costa Rica … Tuy nhiên, những phát biểu của giới ngoại giao Trung Quốc và báo chí Nhà nước bằng tiếng Anh lại cho thấy nước này đang bị thế giới cách ly. Trên mạng xã hội Twitter, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chỉ trích việc Washington cấm người nước ngoài đã từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó nhập cảnh vào Mỹ là thái độ cực đoan nhất của các nước nhắm vào Trung Quốc. Đại diện Thời báo Hoàn Cầu đề nghị Mỹ tỏ thái độ tôn trọng trước những hy sinh lớn lao của Trung Quốc trong cuộc chiến chống virus.

RELATED ARTICLES

Tin mới