Saturday, December 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNga sửa đổi Hiến pháp: Có khả năng Tổng thống Putin sẽ...

Nga sửa đổi Hiến pháp: Có khả năng Tổng thống Putin sẽ trở thành “lãnh đạo tối cao”?

Trong động thái gây kinh ngạc cho giới chính trị toàn cầu, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất cải cách một số điều liên quan đến hệ thống quyền lực chính trị trong Hiến pháp Nga . Ngay sau đó, Chính phủ của Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố từ chức để tạo điều kiện cho đề xuất của Tổng thống.

Trước bước đi đầy bất ngờ này, giới phân tích đã đặt ra nhiều giả thuyết về tính toán của ông Putin. Có ý kiến cho rằng, đây là cách mà ông Putin sẽ tiếp tục di sản chính trị của mình sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 2024.

Cải cách

Trong một động thái gây sốc cho người Nga và các nhà quan sát quốc tế, Thủ tướng và Chính phủ Nga đã từ chức khi ông Putin đề xuất các thay đổi Hiến pháp sâu rộng.

Chưa đầy ba giờ sau, Tổng thống Putin đã chỉ định Giám đốc Cơ quan Thuế Liên bang Mikhail Mishustin, 53 tuổi – một nhà kỹ trị tương đối xa lạ – làm Thủ tướng mới.

Trong Thông điệp Liên bang năm nay, ông Putin tuyên bố muốn đưa “toàn bộ gói sửa đổi Hiến pháp” tiến tới một cuộc trưng cầu dân ý.

Trong các đề xuất của mình, nội dung đáng lưu ý nhất là việc ông đề nghị chuyển thêm quyền lực cho Quốc hội bằng cách cho phép các nghị sĩ chọn ra Thủ tướng và thành viên nội các thay vì Tổng thống đảm nhiệm quyền này như hiện tại.

Ông Putin tính toán gì?

Các nhà quan sát đã đặt ra nhiều giả thiết về mục đích khiến ông Putin muốn cải tổ hệ thống chính trị trước năm 2024, thời điểm nhiệm kỳ của ông kết thúc.

“Vào năm ngoái, câu hỏi về việc điều gì sẽ xảy ra tại Nga vào năm 2024 khi nhiệm kỳ của ông Putin kết thúc đã trở thành nỗi ám ảnh trong các cuộc thảo luận ở Moscow, và cuối cùng chúng ta dường như đã có câu trả lời”, Mark Galeotti, giáo sư danh dự tại Đại học London College nói với Al Jazeera.

“Ông ấy mệt mỏi với công việc điều hành đất nước, nhưng không thể từ chức – trong một hệ thống như vậy, địa vị, di sản và an ninh của bạn đều phụ thuộc vào việc nắm giữ quyền lực. Vì vậy, ông ấy sẽ làm suy yếu chức vụ tổng thống và thay đổi nhiều quyền hạn hơn đối với vai trò thủ tướng. Ngoài ra, Putin có thể lui về hậu trường nhưng vẫn giữ ảnh hưởng của mình trong vai trò chủ tịch của Hội đồng Nhà nước Liên bang – được sửa đổi lại theo Hiến pháp mới”.

Sau 20 năm nắm quyền lực: Tổng thống Putin sắp dọn đường cho việc nghỉ ngơi vẽ tương lai nước Nga sau năm 2024? - Ảnh 2.

Mikhail Mishustin – nhân vật được Tổng thống Putin giới thiệu làm Thủ tướng mới của Nga.

“Đó không phải là hành động ở lại để cố nắm giữ quyền lực. Nếu muốn giữ chức tổng thống, Putin có thể dễ dàng thay đổi hiến pháp để từ bỏ giới hạn nhiệm kỳ. Còn với tính toán lần này, Putin tạo ra một hình thức nghỉ hưu chính trị nhưng vẫn mang lại cho ông sự an toàn và phù hợp”.

Cũng có ý kiến cho rằng, Tổng thống Putin đang cố gắng tạo ra một vai trò mới cho chính mình – một vai trò mà ông có thể đảm nhiệm khi rời khỏi vị trí tổng thống ở tuổi 71.

“Putin muốn tạo ra các điều kiện và cơ chế không chỉ để kiểm soát quyền lực tổng thống trong tương lai mà còn giúp ông ấy theo một cách nào đó”, Tatiana Stanovaya, chuyên gia phân tích chính trị từ R.Politik, nói với Al Jazeera.

“Có lẽ ông Putin đã tìm được người kế nhiệm và họ đã cùng nhau tìm kiếm những thay đổi này để đảm bảo an toàn và không gian hoạt động trong tương lai”.

Nhà báo và nhà phân tích chính trị người Nga Fyodor Lukianov nói rằng dường như “quá trình chuyển đổi quyền lực” đã bắt đầu.

“Năm 2018, sau khi ông Putin thắng cử nhiệm kỳ tiếp theo, một cảm giác trì trệ đã diễn ra ở Nga. Không có gì thay đổi, Chính phủ vẫn giữ nguyên như trong nhiệm kỳ trước. Nhiều người lo ngại đó là khởi đầu cho sự kết thúc – và hiện tại chúng ta đang nhìn thấy quá trình chuyển đổi bắt đầu diễn ra”, ông nói với Al Jazeera.

“Những thay đổi hiến pháp do Putin đề xuất có một thiết kế rõ ràng: Ông muốn hệ thống chính trị được đa dạng hóa, nhưng ở mức vừa phải, không thay đổi hoàn toàn. Ông sẵn sàng tạo ra một vị trí mới cho chính mình và đề xuất hiến pháp gia tăng quyền lực cho người đứng đầu Hội đồng Nhà nước Liên bang như ông”.

Về tương lai của Thủ tướng Medvedev – một người cộng tác lâu năm của Tổng thống Putin sau khi từ chức, chuyên gia Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng: “Sự nghiệp của Medvedev chưa kết thúc, Tổng thống Putin vẫn cần đến ông trong kịch bản chuyển đổi”.

Với Mikhail Mishustin, người nắm giữ vai trò thủ tướng mới, ông được công nhận là một nhà kỹ trị tài năng.

Chuyên gia Stanovaya nhận định, “đây là khuôn khổ phù hợp nhất để giúp tính toán của ông Putin trở nên trơn tru hơn. Bằng việc đưa một nhân vật kỹ trị vào vị trí Thủ tướng, ông sẽ có nhiều không gian để giải quyết vấn đề hơn”.

“Có vẻ như Tổng thống Putin muốn hạn chế các đặc quyền của tổng thống tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc ông ấy chắc chắn sẽ rời khỏi vị trí tổng thống. Ông sẽ không nắm quyền. Ông cần phải tìm một người kế nhiệm. Người có thể tiếp tục các chính sách của mình. Tất nhiên có thể sẽ có một số bất đồng, nhưng mục tiêu của ông là tạo ra một số đòn bẩy và cơ chế trong hệ thống để quản lý các bất đồng mà vẫn có đòn bẩy”.

Chuyên gia Lukianov nhận định, “bằng cách bổ nhiệm một Thủ tướng mà không có bất kỳ tham vọng chính trị nào, nhưng trung thành, điều đó cho ông Putin thời gian để tính toán nhiều hơn”.

RELATED ARTICLES

Tin mới