Khi Trung Quốc đánh chiếm trái phép các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chỉ ít nước lên tiếng phản đối.
USS Montgomery
Nhưng khi Trung Quốc bồi đắp các đảo thành căn cứ quân sự với đường băng đủ dài cho các loại máy bay chiến đấu cất cánh thì nhiều nước mới lên tiếng mạnh mẽ phản đối hành động của Trung Quốc. Mỹ và các nước cho rằng hành động phi pháp của Trung Quốc uy hiếp trực tiếp đến tự do hàng hải trên con đường biển rất quan trọng của Thế giới.
Để đảm bảo tự do hàng hải, bất chấp việc tuyên bố chủ quyền một cách phi lý của Trung Quốc, Mỹ và các nước như Nhật, Anh, Pháp, Úc đã liên tục đưa tàu chiến đến để ngăn chặn nguy cơ khống chế vùng biển, vùng trời ở khu vực Biển Đông.
Hải quân Mỹ bắt đầu đưa tàu chiến tới Biển Đông với danh nghĩa bảo đảm tự do hàng hải và thách thức các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc từ thời Tổng thống Barrack Obama.
Đến thời Tổng thống Donald Trump, tần suất hoạt động của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông dày đặc hơn.
Cuối Tháng 1 vừa qua tàu chiến đấu ven bờ USS Montgomery của Hải quân Mỹ đã xuất phát từ cảng Changi của Singapore tiến thẳng vào Biển Đông áp sát các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hệ thống nhận diện tự động đã cung cấp dữ liệu cho thấy tàu chiến Mỹ đã áp sát đã Chữ Thập có lúc chỉ cách 8.5 hải lý. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố chỉ cho phép các tàu nước ngoài vào cách các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng trên 12 hải lý.
Sau đó tàu chiến Mỹ tiếp tục đi qua đá Gạc Ma và đột ngột tắt hệ thống nhận diện. Điều này khiến các nhà nghiên cứu Trung Quốc suy đoán rằng: Tàu chiến Mỹ rất có thể đã tiến hành “các hoạt động khiêu khích phức tạp” trên thực địa.
Ngày 28/1, Quân đội Trung Quốc xác nhận tàu chiến Mỹ đã đi vào vùng nước xung quanh các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông, nhưng không nói rõ bao xa.
Một số tờ báo cho rằng, đây là chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải đầu tiên Mỹ tiến hành ở Biển Đông năm 2020.