Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgười Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các ‘trại cải tạo’ ở...

Người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các ‘trại cải tạo’ ở Tân Cương là ‘con mồi cho virus corona’

Ông Abdul M. Mujahid, chủ tịch tổ chức ‘Sound Vision’ yêu cầu Trung Quốc phải đóng cửa các “trại cải tạo”, vì cho rằng người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ sẽ là con mồi cho virus corona, theo US Today.

 

Là chủ tịch danh dự của Hồng đồng Đại hội Tôn giáo Thế giới (Parliament of the World’s Religions), ông Mujahid nhận định rằng do dịch bệnh đang lan rộng mạnh mẽ khắp Trung Quốc, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi virus tấn công người dân vô tội trong các trại tập trung đông đúc của Trung Quốc.

Ông Mujahid lưu ý “sự lây lan của virus corona mới đặc biệt thu hút sự chú ý của thế giới, khiến cho chúng ta không được bỏ rơi hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù ở Trung Quốc, vốn có sự tiếp cận hạn chế đến bệnh viện, nuôi dưỡng và khu vực cách ly’’.

Một nghiên cứu mới cho biết có tới 75.815 người ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi có nguồn gốc virus, có thể đã bị nhiễm vào ngày 25/1 – gấp 8 lần số trường hợp được báo cáo tại thời điểm đó. Nghiên cứu bổ sung cho thấy số người nhiễm bệnh tăng khoảng gấp đôi số lượng mỗi tuần trong vài tuần đầu của đợt bùng phát.

Theo ông Mujahid, thế giới đã đúng khi thực sự lo lắng vì hiện không có vắc-xin nào có sẵn để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

 Hậu quả là, Google đã đóng cửa các văn phòng tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, trong khi Microsoft và Amazon đã thực hiện các biện pháp bổ sung, để ngăn chặn sự lây lan của virus giữa các công nhân của mình. Các trường học ở Bắc Kinh bị đóng cửa vô thời hạn, trong khi Hồng Kông đã đóng cửa các trường học cho đến tháng 3/2020. Đây là tất cả các biện pháp quan trọng để bảo vệ con người khỏi những gì có thể là một đại dịch chết người.

“Tuy nhiên, khi thế giới đang gắng hết sức mình chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, Trung Quốc đã từ chối đóng cửa ‘các trại cải tạo’ của họ ở tỉnh Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ, một thiểu số Hồi giáo bị đàn áp ở Trung Quốc, và các nhà quan sát nhân quyền, gọi theo cách chính xác hơn, là các trại tập trung’’, ông Mujahid nhận xét.

Một khu trại cải tạo ở Tân Cương nhìn từ vệ tinh (ảnh chụp màn hình video Youtube/Vox).

Bí mật của Trung Quốc khiến người ta không biết gì

Theo ông Mujahid, những trại [tập trung] này, nơi có tới 3 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ, có nguy cơ trở thành nơi chết chóc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố virus corona là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong tháng này. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc, WHO và Liên Hợp Quốc dường như đã im lặng về mối nguy hiểm tiềm tàng đối với người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm.

“Điều đáng lo ngại hơn là nếu virus lây lan trong các trại, không ai ở thế giới bên ngoài có thể sẽ biết các quan chức y tế Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào, hoặc thậm chí không biết được mức độ tử vong vì không có tổ chức nhân quyền hay phương tiện truyền thông nào được tự do tiếp cận đến những trại này. Hơn một chục trường hợp virus corona đã được báo cáo ở Tân Cương, nhưng Trung Quốc không tiết lộ liệu có bất kỳ người nào trong các trại đã bị nhiễm bệnh hay không”, ông Mujahid nhấn mạnh.

 Ông Mujahid cho rằng chính quyền Trung Quốc đã giữ bí mật trước khi đối mặt công khai với cuộc khủng hoảng đang gia tăng, và có nguy cơ xảy ra rối loạn chính trị. Nhưng thế giới không còn có thể bỏ qua hành vi độc đoán của Trung Quốc vì những hậu quả có thể xảy ra.

“Năm ngoái, tôi đã nói chuyện ở Mỹ với cô Mihrigul Tursun, một người sống sót sau cuộc đàn áp ngày càng gia tăng của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dựa trên cuộc trò chuyện của chúng tôi, cũng như lời khai của chính cô ấy trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ mà tôi tham dự, điều kiện kinh khủng của các cơ sở này và sức khỏe bị tổn hại của những người bị giam giữ, sẽ khiến họ là con mồi cho virus’’, ông Mujahid chia sẻ đầy lo lắng.

Cô Tursun đã nói với ông Mujahid rằng cô ấy đã bị chuyển đến 3 trại trong thời gian bị giam giữ năm 2017, nhưng phòng giam của cô ấy ở các trại này đều quá đông tù nhân, đến mức nguy hiểm.

Ước tính mỗi xà lim như vậy, với diện tích 430 feet vuông (gần 40 mét vuông), chứa khoảng 60 phụ nữ, cô Tursun cho rằng đó là một không gian quá chật hẹp, mà những người phụ nữ bị buộc phải thay phiên nhau ngủ và đứng.

“Những điều kiện chật chội này lại giúp virus corona lây lan từ người này sang người khác rất nhanh”, ông Mujahid nhận định.

 Trại tập trung không vệ sinh, quá đông đúc và nguy hiểm

Điều kiện vệ sinh tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà các chuyến thăm ngắn của truyền thông được Trung Quốc được chỉ đạo cho xem. Cô Tursun nói với ông Mujahid rằng phòng giam của cô có một cái hốc duy nhất ở góc, không được che chắn, để làm chỗ vệ sinh cho tất cả 60 phụ nữ sử dụng.

Những điều kiện mất vệ sinh, bạo hành và quá đông đúc như vậy có thể khiến các trại trở thành nơi sinh sản của virus corona.

Theo ‘The Washington Post’, sự ngược đãi, vi phạm nhân quyền được cho là quá kinh khủng. Một cựu nữ tù nhân, người hiện đang ở Kazakhstan, phía bên kia biên giới của Trung Quốc, nói rằng nhiều phụ nữ đã bị ép phá thai, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc phải sử dụng “dụng cụ tránh thai” được cấy ghép ngoài ý muốn khi họ bị giam giữ.

Một cựu tù nhân không nêu danh, nói với tờ báo này rằng các nữ giám thị thậm chí còn ra lệnh cho họ bôi hỗn hợp ớt xay lên trên bộ phận sinh dục của họ.

Theo cô Tursun, những điều kiện này đã giết chết 9 người phụ nữ trong xà lim nơi cô Tursun bị giam giữ và đó là trước khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu.

Những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm người già, trẻ sơ sinh, những người suy dinh dưỡng và những người có mức độ căng thẳng cao, chẳng hạn như những người bị giam giữ trong các trại này, đặc biệt dễ bị nhiễm virus corona.

“Do đó, điều rất quan trọng đối với thế giới là cần gây áp lực lên Trung Quốc, ngay lập tức đóng cửa các trại này và đưa các tù nhân về lại nhà của họ. Chúng ta không thể và không được chờ đợi cho đến khi có các báo cáo xuất hiện về vô số tù nhân đã chết, rồi mới hành động”, ông Mujahid kêu gọi.

RELATED ARTICLES

Tin mới