Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaViệt - Ấn: Gia hạn hợp đồng chia lô sản phẩm dầu...

Việt – Ấn: Gia hạn hợp đồng chia lô sản phẩm dầu khí ở Biển Đông

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Việt Nam và Ấn Độ đã ký gia hạn thêm 2 năm nữa cho hợp đồng chia lô sản phẩm dầu khí tại Lô 128 trên Biển Đông.

Trong cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind, hai bênnhất trí duy trì tần suất trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao hàng năm, cũng như các cơ chế hợp tác sẵn có giữa hai nước; tiếp tục thực hiện tốt các thoả thuận và cam kết đã ký, nhất là Chương trình Hành động 2017-2020; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, làm ăn, mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực mới mà Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như khoa học, công nghệ, năng lượng, năng lượng tái tạo, lọc hóa dầu; đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói viện trợ không hoàn lại và tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không hai nước kinh doanh, khai thác và mở mới các đường bay thẳng giữa các thành phố lớn của hai nước trong thời gian tới. Tổng thống Ấn Độ bày tỏ khâm phục những thành tựu phát triển của Việt Nam, tiếp tục khẳng định Việt Nam là trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động Hướng Đông và trong quan hệ với ASEAN, đặc biệt là trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; bày tỏ hài lòng về việc gia hạn thêm 2 năm nữa cho hợp đồng chia lô sản phẩm dầu khí tại Lô 128 và cho rằng đây là lập trường rõ nét nhất về lập trường của Ấn Độ tại Biển Đông.

Hai bên cũng nhất trí giao cho các bộ, ngành hai nước tiếp tục trao đổi tháo gỡ những tồn tại và vướng mắc trong thương mại và đầu tư nhằm sớm đạt mục tiêu 15 tỷ USD thương mại hai chiều trong năm nay; tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông khách quan, toàn diện, đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Lô 128 nằm ngoài khơi Phan Thiết, thuộc vùng gọi là bồn trũng Phú Khánh, ở độ sâu từ 200 đến 2000 mét, đã được Việt Nam trao quyền thăm dò khai thác cho công ty dầu khí Nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh (OVL) từ năm 2006. OVL nắm 100% quyền điều hành tại lô này.

Được biết, ngay từ những năm 1980, Ấn Độ đã tiến hành các dự án khai thác năng lượng xa bờ ở Biển Đông với Việt Nam. OVL vào Việt Nam từ năm 1988 và đã có được giấy phép khai thác Lô 6.1. Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã phản đối vai trò của Ấn Độ trong liên doanh này. Tuy nhiên, Ấn Độ đã khẳng định quyền của công ty quốc doanh của nước này trong việc thực hiện dự án như một phần lợi ích kinh tế hợp pháp của Ấn Độ. Ấn Độ cũng bán tàu tuần duyên cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực tuần tra ven biển của Việt Nam. Các tàu chiến của Ấn Độ nhiều lần cập cảng Việt Nam và sẽ sử dụng hải quân để bảo vệ các cơ sở dự án liên doanh trên trong trường hợp bị đe dọa. Vào tháng 10/2014, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký Thỏa thuận Hợp tác giữa OVL và PetroVietnam về các dự án thăm dò dầu khí mới tại Việt Nam. OVL đã quyết định lần thứ 3 gia hạn giấy phép thăm dò tại Lô số 128, khu vực mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, nhằm duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông. Việt Nam khẳng định Lô 128 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo UNCLOS.

OVL từng tiết lộ dù bị Trung Quốc gây sức ép, song vẫn tiếp tục tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam là do không có tàu lớn ra vào lô 127 và 128 mà Ấn Độ đang khai thác trong một thời gian dài; Tòa quốc tế ra phán quyết Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Nếu xảy ra đụng độ trong khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ xem xét việc này một cách nghiêm túc. Hiện OVL đang giữ 45% cổ phần trong Lô 6.1, cách bờ biển Việt Nam 375km. Rosneft Vietnam BV nắm 35% và Petro Vietnam nắm giữ 20% còn lại. OVL đã hoàn thành khảo sát giai đoạn 1 tại Lô 128. Trong khi đó, Việt Nam tiêu thụ gần ¼ sản lượng dầu khí của OVL, bao gồm 5,5 triệu tấn dầu và 3,3 tỷ mét khối khí trong giai đoạn 2014 – 2015.

Để ngăn chặn (phi pháp) Ấn Độ hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần ngang ngược đưa ra các tuyên bố “phản đối”, đồng thời tìm cách “đe dọa” Ấn Độ phải chấm dứt ngay các hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (11/1/2018) cho rằng Bắc Kinh không phản đối việc phát triển quan hệ song phương bình thường giữa các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng “cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng phản đối Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong những năm qua, Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) tại những lô thuộc Việt Nam tại Biển Đông. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du (15/9/2011) từng tuyên bố rằng “Trung Quốc được hưởng chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông và các hải đảo. Vị trí của Trung Quốc là dựa trên những sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”. Hay ), Tổng Vụ phó Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Lệ Nhàn (04/06/2015) cũng từng “nhắc” Ấn Độ  không thể tiến hành thăm dò dầu khí tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên, bất chấp những lời đe dọa vô lý của Bắc Kinh, Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam. Hoạt động hợp tác giữa hai nước là phù hợp với lợi ích chung giữa hai nước, tuân thủ đẩy đủ các quy định, luật pháp quốc tế. Do đó, việc gia hạn thêm 2 năm nữa cho hợp đồng chia lô sản phẩm dầu khí tại Lô 128 cho thấy quyết tâm của hai nước trong hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới