Wednesday, November 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSau TQ, đến Nhật Bản hỗ trợ Campuchia xây dựng cảng nước...

Sau TQ, đến Nhật Bản hỗ trợ Campuchia xây dựng cảng nước sâu ở Preah Sihanouk

Bộ trưởng Giao thông và Công chính Campuchia Sun Chanthol cho biết Chính phủ Campuchia lên kế hoạch xây dựng một cảng container mới ở tỉnh Preah Sihanouk, với sự hỗ trợ tài chính của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Theo thông tin trên, JICA sẽ hỗ trợ tài chính để Chính phủ Campuchia triển khai dự án xây dựng cảng nước sâu mới ở tỉnh Preah Sihanouk, còn được gọi Sihanoukville; dự kiến chi phí xây cảng mới vào khoảng 203 triệu USD. Cảng trên có độ sâu 14,5m, sẽ phục vụ khoảng 93% trong tổng số tàu cỡ lớn qua lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vận chuyển hàng hóa có thể trực tiếp qua cảng của Campuchia mà không phải dừng ở Singapore  hay Hong Kong (Trung Quốc). 

Trả lời phỏng vấn tờ Phnom Penh Post, Giám đốc phụ trách mảng Logistics thuộc Bộ Giao thông và Công chính Campuchia Chheang Pich cho biết dự án trên đang được xem xét sau khi JICA gần đây đã hoàn tất khâu nghiên cứu. Dự án cảng nước sâu ở Preah Sihanouk sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất-nhập khẩu và giảm chi phí. Cùng quan điểm trên, Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận hàng hóa Campuchia Sin Chanthy nhận định, cảng nước sâu mới sẽ giúp nâng công suất xếp dỡ container của tỉnh Preah Sihanouk. Cảng mới sẽ giúp giảm tắc nghẽn tại PAS hiện nay và giúp Chính phủ tăng nguồn thu. Bên cạnh đó, một dự án cảng khác cũng đang được xem xét. Mặc dù nghiên cứu về cảng thứ ba này chưa hoàn thành, song độ sâu của cảng thứ ba có thể là 17 mét. Với việc phát triển cảng nước sâu thứ ba, Campuchia có thể chuyển hàng hóa trực tiếp tới Mỹ.

Trong khi đó, trong hơn hai thập kỷ từ 1994 tới nay, Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Campuchia. Với 9 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, may mặc và đường bộ, FDI của Trung Quốc chiếm tới 44% tổng đầu tư FDI mà Campuchia nhận được trong giai đoạn 1994 – 2014. Đáng chú ý, từ 2015, dòng vốn đầu tư của Trung Quốc đã chuyển hướng tập trung vào lĩnh vực cảng biển. Cụ thể là vào tháng 8/2015 và tháng 3/2016, Trung Quốc đã có hai khoản đầu tư có tính chiến lược vào cơ sơ hạ tầng (CSHT) du lịch kèm cảng biển tại Koh Kong (dự án Thành phố Thất Long) với trị giá 3,8 tỷ USD và tại Sihanoukville (Dự án Golden Silver Gulf) với trị giá 5,7 tỷ USD. Xu hướng này đáng chú ý không chỉ vì số vốn đầu tư lớn, mà còn vì tính tiên phong của nó khi mà trước 2015, Trung Quốc không triển khai bất kỳ dự án cảng biển nào tại Campuchia. Nhờ nguồn lực dồi dào, các dự án mới do Trung Quốc đầu tư sở hữu những cơ hội phát triển vượt trội, tiềm năng trở thành các đầu tàu phát triển của Campuchia. Với 9,5 tỷ USD vốn đầu tư và kiểm soát hơn ¼ diện tích bờ biển của Campuchia trong hai khu vực rộng hơn 33 ngàn hecta, hai cảng biển do Trung Quốc đầu tư tại Sihanoukville và Koh Kong sẽ là hai dự án Cảng nước sâu và Cảng quốc tế mới duy nhất của Campuchia trong giai đoạn sắp tới. Dù đây là các cảng đầu tiên do Trung Quốc xây dựng tại Campuchia, nhưng lợi thế về nguồn vốn đã giúp hai dự án cảng của Trung Quốc sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội so với hai cảng quốc tế hiện tại của Campuchia, cũng như các dự án cảng Campuchia dự kiến phát triển. Về quy mô, hai dự án cảng tại Sihanoukville và Koh Kong có quy mô và mức độ phát triển vượt trội so với các cảng hiện có, cũng như các dự án phát triển cảng khác tại Campuchia.  Theo Hội đồng Phát triển Campuchia, kế hoạch phát triển cảng biển của Campuchia sẽ liên quan đến việc xây dựng ba cảng mới, một bến cảng mới và hai dự án mở rộng. Danh sách cụ thể bao gồm: Cảng nước sâu tại Tỉnh Koh Kong (Dự án TP. Thất Long, 3,8 tỷ USD, Trung Quốc); Cảng quốc tế tại Tỉnh Preah Sihanouk (Dự án Golden Silver Gulf, 5,7 tỷ USD, Trung Quốc); Cảng du lịch tại Tỉnh Kep (chưa có thông tin triển khai); Bến cảng đa dụng tại Cảng Sihanoukville (Sihanoukville Autonomous Port, 80 triệu USD, Nhật Bản); Dự án mở rộng cảng Kampot (xây dựng thêm bến phà chở khách, 18 triệu USD, Nhật Bản); Dự án mở rộng cảng hiện có tại Koh Kong để nhập khẩu đường (chưa có thông tin triển khai). Trong sáu dự án này chỉ có bốn dự án đang được thực hiện, bao gồm hai dự án xây dựng mới do Trung Quốc đầu tư, tại Tỉnh Koh Kong và Tỉnh Preah Sihanouk, hai dự án do Nhật Bản đầu tư, gồm Bến cảng đa dụng tại Cảng Sihanoukville và dự án mở rộng tại Kampot.

Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản có mục đích khác nhau khi đầu tư, hỗ trợ Campuchia xây dựng các cảng nước sâu. Theo đó, Trung Quốc đã vào được Campuchia với những đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước. Điều này là thích hợp với mục tiêu chính sách ngoại giao rộng hơn của Trung Quốc trong ASEAN. Bên cạnh đó là liên quan đến sáng kiến con đường tơ lụa, dự án một vành đai, một con đường mà Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất. Nhưng Campuchia thì lại không nằm trong tuyến đường này. Vì vậy nên ở đây chúng ta thấy có một câu nói thường được nói tới là tất cả đều dưới thiên đường có nghĩa là bất cứ cái gì Trung Quốc làm ở nước ngoài lúc này đều có thể được xem như là một phần của sáng kiến một vành đai một con đường, mặc dù Campuchia không trực tiếp nằm trong những con đường vận chuyển chính giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Với việc nắm quyền chủ đạo ở các cảng biển của Campuchia sẽ cho Trung Quốc thêm một đòn bẩy bởi vì nó nằm ở đầu xa của Biển Đông.

Được biết, Sihanoukville là một thành phố cảng ở phía Nam Campuchia và là thủ phủ của tỉnh Sihanoukville. Thành phố này có cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia, có các bãi biển thu hút khách du lịch. Thành phố được đặt tên theo cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk. Thành phố Sihanoukville bao gồm phần lớn hơn sáu xã (Sangkats) của tỉnh Preah Sihanoukville. Đây là một thành phố tương đối trẻ, nó đã phát triển song song với việc xây dựng Cảng tự trị Sihanoukville, bắt đầu vào tháng 6 năm 1955, là cửa ngõ của quốc gia để trực tiếp và thương mại biển quốc tế không hạn chế. Thành phố có cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia bao gồm một nhà ga dầu mỏ và một cơ sở hậu cần vận chuyển.

SihanoukVille là cảng nước sâu lớn duy nhất của Campuchia, rất thuận lợi cho tàu có trọng tải từ 10.000 tấn trở lên lưu thông. Cảng Sihanoukville nằm trong vịnh Kompong Som. Năng lực của các cảng Sihanoukville ước tính khoảng 950.000 tấn mỗi năm. Cảng có thể tiếp nhận tàu 10.000 – 15.000 tấn trọng tải. Về mặt đất, Cảng được phục vụ bởi các quốc lộ số 4 (NH4) (226 km đến Phnom Penh, liên kết chính giữa Phnom Penh và các bờ biển và các tuyến đường sắt).

RELATED ARTICLES

Tin mới