Friday, December 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHọp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Canada lần thứ 8: Thúc đẩy...

Họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Canada lần thứ 8: Thúc đẩy hợp tác song phương

Tại cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Canada (ACJCC) lần thứ 8, hai bên nhất trí sẽ triển khai hợp tác toàn diện trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.

Tại cuộc họp, ASEAN và Canada hoan nghênh những kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác thời gian qua, đặc biệt là việc hoàn tất triển khai tất cả các dòng hành động của Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada giai đoạn 2016-2020. Về phương hướng hợp tác, ASEAN và Canada nhất trí sẽ triển khai hợp tác toàn diệntrên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, tập trung vào các lĩnh vực như chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, thương mại-đầu tư, doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, khoa học và công nghệ, an ninh mạng, kết nối, thành phố thông minh, biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh, giáo dục, thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em và của lao động di cư…, đồng thời phối hợp hoàn tất Kế hoạch hành động ASEAN-Canada giai đoạn mới 2021-2025 để trình Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Canada đầu tháng 8/2020 thông qua.

Trong cuộc họp, ASEAN đánh giá cao các cam kết của Canada đối với khu vực, mong muốn Canada tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Kế hoạch công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn 3, xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng, thúc đẩy Mạng lưới các thành phố thông minh của ASEAN, cấp học bổng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quản lý thiên tai, cứu trợ nhân đạo, y tế cộng đồng, tăng cường vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình và an ninh, giao lưu nhân dân…

Trong khi đó, Thứ trưởng phụ trách Quan hệ kinh tế đối ngoại Jonathan Fried nhấn mạnh Canada tiếp tục khẳng định coi trọng hợp tác với ASEAN và nhấn mạnh ASEAN là một nội dung ưu tiên trong chính sách đối ngoại; nêu cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ ASEAN trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng, triển khai MPAC và IAI, đồng thời bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ đối tác với ASEAN, xây dựng FTA ASEAN-Canada, tham gia và đóng góp cho các cơ chế như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Biển Mở rộng (EAMF) vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.

Được biết, ASEAN và Canada đã thiết lập quan hệ được 43 năm (1977 – 2020). Quan hệ đối tác Canada – ASEAN được đánh giá là thành công lâu dài với lợi thế kinh tế ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, hai bên đã có nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư, thương mại, kinh tế, văn hóa… Trong đó, năm 2018, quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đạt gần 3.000 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 6 trên toàn cầu, trong khi Canada đứng thứ 11 trên bản đồ kinh tế thế giới. Canada hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của ASEAN.

Liên quan vấn đề Biển Đông, Canada ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, nhấn mạnh ủng hộ đối thoại và xây dựng lòng tin, kiềm chế, không quân sự hóa, phản đối các hành động đơn phương gây căng thẳng tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nghiêm túc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tích cực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

  Tuy nhiên, các mối quan ngại về an ninh đòi hỏi cần phải tăng cường các chính sách của Canada về hợp tác liên vùng. Năm điểm sau đây tóm tắt các chính sách trong tương lai: Một là chính sách an ninh khu vực xuyên Thái Bình Dương. Một chính sách hòa bình ở Thái Bình Dương của Canada tập trung vào sự ổn định và an ninh của Đông Á sẽ là hữu ích cho (1) hợp tác đa phương trên nguyên tắc khu vực, quản lý các cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở biển Đông; (2) giảm thiểu và loại bỏ các mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên và (3) chống các cuộc tấn công mạng liên vùng. Một chính sách hòa bình xuyên Thái Bình Dương hữu hình và chính sách an ninh Đông Á sẽ hướng tới sự tham gia của Canada vào Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) của ASEAN và đóng góp hiệu quả vào việc xây dựng cộng đồng hòa bình ở các quốc gia Thái Bình Dương, cũng như đối với thương mại quốc tế. Hai là an ninh mạng. Tăng cường an ninh mạng trong khu vực và chống các vi phạm an ninh xuyên quốc gia đòi hỏi phải có một chính sách xuyên Thái Bình Dương về việc thành lập một liên minh khu vực để thiết lập các quy tắc thể chế và quản lý tốt nhất, ứng phó khẩn cấp, ngăn chặn thảm hoạ, quản lý khủng hoảng và chia sẻ kiến thức đối với vấn đề an ninh mạng. Ba là hợp tác chống khủng bố. Điều này có thể được củng cố hơn nữa bởi Canada gia nhập nhóm các nước trong khu vực ASEAN và các đối tác đối thoại khác của ASEAN như Australia và New Zealand để cùng nhau tạo ra một liên minh/nền tảng để quản lý các mối đe dọa khủng bố liên vùng. Bốn là các sáng kiến xây dựng năng lực liên vùng. Cần có cách tiếp cận hợp tác hơn với Ban Thư ký ASEAN trong lập kế hoạch, phát triển và thực hiện các dự án khu vực, ngoài Interpol và các cơ quan của Liên hợp quốc. Năm là hợp tác giữa các Viện Nghiên cứu Chiến lược và Nghiên cứu Đông Nam Á Canada – ASEAN. Hợp tác chặt chẽ giữa các học giả và các chuyên gia thông qua các viện nghiên cứu vượt trội trong nước và khu vực sẽ giúp giải quyết phù hợp các vấn đề xuyên Thái Bình Dương. Điều này có thể bổ sung cho quyết định gần đây của Canada trong việc hỗ trợ 10 triệu CAD trong 5 năm cho các học sinh tốt nghiệp trung học và các chuyên gia bán chuyên nghiệp từ các nước ASEAN đến nghiên cứu hoặc theo học các chương trình nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục của Canada.

RELATED ARTICLES

Tin mới